Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

PHÁP LUẬT VUI (01)

PHÁP LUẬT VUI
I. MỘT DÂN LUẬT “BÌNH” THƠ


“Ai mua trăng tôi bán trăng cho,


Trăng nằm im trên cành liễu đợi chờ.


Ai mua trăng tôi bán trăng cho,


Chẳng bán tình duyên ước hẹn hò…”


Dân luật như nó vốn không thích - nếu không muốn nói là căm ghét - văn thơ, vậy mà hôm nay nó lại đi “bình thơ”. Dù nó biết chữ “bình” chỉ là nó hiểu theo nghĩa “phân tích”, còn cái “bình” trong cái “bình giảng” thì còn lâu nó mới tới. Hế hế. Thôi, cũng đành phải thử một lần xem sao? Hế hế!


“…


Ta cứ ngỡ Hàn Mặc Tử chỉ giỏi “mơ với trăng và thơ thẩn cùng mây”; nhưng trong Hàn còn một “góc tâm hồn” mà ta chưa khám phá được - một cái rất sâu, rất riêng trong con người đã vốn rất sâu của Hàn. Không biết Hàn đã được cụ Adam Smith chỉ dạy bao lâu, mà Hàn đã thơ mộng và trở thành “gian thương” lúc nào chẳng biết. Có lẽ, cái bay bướm trong tâm hồn văn thơ thi sĩ; đã theo những “tràn hơi thở suy tư” bay vào đậu và bám lấy cái nghiệp thương gia của Hàn. Hàn đã đem văn thơ, cái thơ mộng, bay bướm vào thương nghiệp. Có lẽ, trên “cỏi đời bụi bặm trần ai”, Hàn là người đầu tiên làm được việc này! Nhưng cũng đau đớn thay, điều đó vô tình đã làm cho Hàn “đãng trí”.


Theo Điều 163 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”.


Trăng thì không phải tiền – chẳng Nhà nước nào dùng Trăng làm vật ngang giá chung, quy ước giá trị bao giờ; nó cũng chẳng phải là giấy tờ có giá – như trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu; nó cũng chẳng phải là “quyền tài sản” – quyền sở hữu trí tuệ, quyền ưu tiên mua, quyền ưu tiên bán, quyền sử dụng đất.


Vậy, có thể Hàn mơ mộng cho rằng Trăng là vật. Nhưng cũng oái ăm thay cho Hàn, “Vật” – theo quy định của pháp luật, phải là cái con người có thể chiếm hữu được, cầm nắm được – kể cả không khí khi đã được tổng hợp và “cho vào bình”. Nhưng Trăng thì không ai chiếm hữu được; chả ai cầm nắm được. Ôi! Thật là đáng buồn cho Hàn.


Không chỉ có thế, để được quyền định đoạt tài sản, Hàn của ta phải có “quyền sở hữu” đối với tài sản đó, hoặc được “ủy quyền bán”. Nhưng có ai sở hữu được Trăng đâu, ngay cả Hàn. Ngay cả khi Trăng là tài sản, thì Hàn cũng khó mà bán, vì Hàn với “cái túi rỗng không” và một quả tim mơ mộng, không có cách gì mà “sở hữu” được Trăng. Chẳng ai công nhận Trăng là của – thuộc quyền sở hữu của – Hàn cả. Và ta cũng chưa thấy cái “mãnh giấy đậm chất văn thơ” nào ủy quyền cho Hàn làm việc này.


Vậy nên, hởi ôi!


Hoặc là: Hàn vì quá “mơ với trăng” và thỉnh thoảng “thơ thẩn cùng mây” nên không biết vấn đề này!


Hoặc là: Hàn muốn “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” như hành vi tại Điều 139 Bộ luật hình sự . Nhưng dù sao cũng may cho Hàn, vì Hàn chỉ rao, giống như một cách quảng cáo và cung cấp thông tin, do đó, “cái rao” của Hàn chưa phải là một “Đề nghị giao kết hợp đồng” như tại Điều 394 Bộ luật dân sự. Vì để là “Đề nghị giao kết hợp đồng”, thì nó phải: hướng tới một đối tượng cụ thể, tính ràng buột cụ thể, với những điều khoản cơ bản của hợp đồng phải có cụ thể.


Nên đây cũng là cái mà những Luật sư có thể “biện hộ” cho Hàn, một khi Hàn bị truy tố với hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Vì Hàn đã “tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội” – theo Điều 19 Bộ luật hình sự.


Ta có thể thấy rõ điều này, khi giữa bài Hàn đã nói: “Không! Không bán trăng đâu!”.


Ôi! Có lẽ nhờ những tâm hồn hết đổi hồn nhiên, thơ mộng của thơ văn thi sĩ, đã níu kéo Hàn khỏi những hành vi vi phạm pháp luật; đưa hàng ra khỏi nguy cơ vào vòng lao lý!


Qua những vấn đề đã đề cập ở trên, ta mới thấy hết được cái giá trị của “tâm hồn văn thơ”. Trong cái xã hội đầy “bụi bằm trần ai” này, có thể, văn thơ, những cái thơ mộng và ngây ngô, đã “cứu vớt” tâm hồn của những con người sắp vướn vào con đường tội lỗi!”.


Với tất cả lòng kính trọng, tôi xin lời tha thứ từ Nhà thơ Hàn Mặc Tử, những người yêu thích thơ ông nói riêng và yêu thích văn thơ nói chung. Tôi chỉ muốn mượn “một ít” để đem một vài kiến thức pháp luật sơ đẳng đến bà con. Có gì mạo phạm xin được lượng thứ! Thành kính!


Hố khô!





II. MỘT DÂN LUẬT ĐI “RÌNH RẬP” NGƯỜI TA “YÊU NHAU”


Có một dân luật rất căm ghét mấy chuyện “tình yêu đôi lứa”, nhưng nó lại rất ghiền “rình rập” người ta “yêu nhau”. Ở thành phố, nó chẳng giám, vì sợ “bị guýnh”. Hôm đó, nó về quê, và vô tình phát hiện một cặp “to fall in love” đang chuẫn bị tìm một “thiên đường vắng vẻ” để… “yêu nhau!”.


Chiến dịch của nó bắt đầu. He he!


Màng đêm lẵng lờ buông xuống, một đôi tình nhân sau khi tìm mãi một “túp lều lý tưởng” nhưng chẳng thấy, đã quyết định vào sâu trong khu vườn trồng dừa của ông Ba Sạo ke để “yêu nhau”.


Thế là nó rình theo. He he!


Oái ăm cho nó, mọi vấn đề mới vừa được khởi động, một trái dừa đã “vô tình” rời khỏi cuốn và một cái “bóp”. Sau đó hắn chả nghe đôi tình nhân kia động đậy gì nữa. Nó “ngẫn tò te” và “trở về căn cứ”.


Bổng dưng chiều hôm đó hắn lại bị mấy chú Công an “gom cổ” với “Lệnh bắt khẩn cấp”.


Sau khi hỏi ra, nó mới biết: cặp tình nhân hôm đó đã “xây được một lâu đài tình ái tại chốn thiên đường”. Và nó là “kẻ có mặt tại hiện trường” lúc sự việc xảy ra.


Thật là đau cho nó, chỉ vì một cái “thích rình rập” mà nó mới ra nông nổi này!


Nhưng nó còn là một dân luật. Nó sẽ dùng cái “quyền chứng minh mình vô tội” để bảo vệ cho nó (việc bị cáo chứng minh mình vô tội là “quyền” chứ không phải là “nghĩa vụ”). Nó không muốn “chết” một cách oan uỗng và tức tưởi như thế. Hu hu!


Hu hu, nhưng phải làm thế nào đây!


Đầu tiên, nó yêu cầu giám định pháp y về “cái chết” – chết vì “tự cắn lưỡi” do bị một lực mạnh đập vào đầu khi đang “yêu nhau” .


Nó yêu cầu giám định “sự mới” của cuốn dừa để xác định thời gian “quả dừa rụng”.


Hu hu! Nhiều việc quá!


May cho nó, giám định “thời gian quả dừa rụng” từ cái mới của cuốn đã đứng về phía nó – quả dừa đúng đã rụng vào khoản thời gian “cái chết” xảy ra.


Với dấu vết tại hiện trường. Thì khả năng quả dừa rụng trúng đầu “cặp tình nhân kia” là hoàn toàn có thể.


Hắn đề nghị cơ quan điều tra “thiết lập lại hiện trường” và làm một thí nghiệm. Với trọng lượng quả dừa, vị trí quả dừa đã được gắn đúng tại vị trí. Độ cứng của “cái đầu”. Vị trí quả dừa lăn. Kết quả cho thấy là tương đối có thể chấp nhận được.


Hu hu! Khổ quá! Thế là bước một đã êm xuôi!


Nhưng mấy Bác bênh Viện kiểm sát cứ nói: Nếu quả dừa đó rớt vào thời điểm đó, và được dùng làm hung khí. Hoặc mi đã ở sẵn trên cây dừa và đạp thì sao?


Hu hu! Khổ quá đi thôi! Ai biểu…! Hu hu!


Hắn nói:


+ Nếu quả dừa rớt trong lúc cặp tình nhân đã ở đấy, thì vì bị động, cặp tình nhân phải đề phòng chứ! Sẽ thấy nguy hiểm và đi ra cho chắn ăn chứ!


+ Nếu quả dừa rớt trước, hoặc nếu nói là “do tôi đạp” thì phải có đầy đủ chứng cứ để “buộc tội” chứ! Đâu thể suy diễn được! Việc tôi có mặt ở đó đâu đồng nghĩa với việc tôi là Tội phạm.


+ Nghĩa vụ chứng minh “hành vi cấu thành tội phạm”, thu thập “chứng cứ” là của Viện, của Cơ quan tiến hành tố tụng chứ đâu phải của tôi - Đúng theo quy định tại Điều 10 và một số quy định khác của Bộ luật Tố tụng hình sự. Nếu Viện không chứng minh được “Cấu thành tội phạm”; không xác định và chứng minh được “hành vi khách quan” và có đủ “chứng cứ” thì phải tuyên bố “tôi không có tội chớ”! Đâu được suy diễn lung tung. “Khi không chứng minh được một người là có tôi thì phải tuyên bố họ vô tội” chớ! – Một lần nữa: đó là nghĩa vụ của Viện và các cơ quan tiến hành tố tụng khác chứ không phải nghĩa vụ của tôi! Viện không chứng minh được, thì tôi hiển nhiên vô tội!


Hu hu!


Thế là Viện mày mò để xác định “hành vi khách quan”. Mãi mà vẫn không xác định được “hành vi khách quan” được thực hiện như thế nào. Và vì thế cũng chẳng có “chứng cứ”.


Cuối cùng, Tòa tuyên “Nó vô tội!”. He he! Thật là may mắn cho nó quá đi thôi!


Nhưng vấn đề đã không dừng lại ở đó!


Bà mẹ của cô gái lại cứ khóc: Hu hu!


Bà bảo: nếu không do con người gây ra, thì “phải bắt người đã trồng cây” “chồng án mạng” cho con tôi chớ!


Viện cũng bảo: Ừ! Phải hén! Ông ba Sạo ke phải bồi thường án mạng. Vì dừa của ông trồng rớt trúng đầu làm hai người ta chết! Theo Điều 626 Bộ luật dân sự, quy định định về “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp do cây cối gây ra”.


Ông ba Sạo ke nghe đến đây thì “hết tim”!


Nhà ông ba Sạo ke nghèo lắm. Vì nghèo nên ông không có tiền mà mua B40 rào mãnh vườn - để đến cơ sự này. Vì ông nghèo, nên ông hay hát bài “Vè nói láo” theo kiểu Bài Chòi của quê tôi: “Ngồi buồn kể chuyện láo thiên, thưở nhỏ mà tôi có đi khiêng cái ông trời…” cho đở buồn tủi về cái phận của mình. Bà con vì thế mới gọi ông cái tên vui là “ông Ba Sạo ke” – chứ chẳng có ác ý gì!


Nhưng thấy bà mẹ cô gái và Viện nói thế, nó tức quá!


Nó mới xin phép Tòa cho nó được ý kiến:


+ Trước hết: Đến hiện tại nguyên nhân gây ra cái chết vẫn chưa được xác định một cách chính xác và quyết đoán.


+ Thứ hai: Dù khi đã xác định nguyên nhân cái chết là do “tự nhiên trái dừa của ông Ba rơi trúng”, thi cũng không thể có chuyện: ông Ba phải “chồng án mạng” được. Bởi vì:


- Ông Ba hoàn toàn không có lỗi trong việc trồng dừa của mình. Ông trồng dừa, và cây dừa kia là hoàn toàn nằm trong đất khu vườn nhà ông. Không xâm phạm ra lối đi hay qua vườn người khác. Và cây dừa đó lại nằm giữa khu vườn nhà ông!


- Thứ hai: Việc dẫn đến chuyện này là hoàn toàn do lỗi của “đôi nam nữ kia”. Họ đã tự ý vào vườn nhà ông. Đó là một hành vi không đúng về mặt pháp lý. Vì chưa được ông cho phép. Đúng ra họ phải xin lỗi ông nếu còn sống mới đúng. Căn cứ theo quy định tại Điều 604 về “Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại” ngoài hợp đồng, Điều 626 về “Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra” của BLDS 2005, thì lỗi hoàn toàn thuộc về “cặp tình nhân”, ông Ba hoàn toàn không có lỗi trong việc này. Vì tất cả những vấn đề trên, ông Ba không phải bồi thường!


Vậy mà Tòa thấy hợp lý! Và ra phán quyết là Ông Ba không phải bồi thường!





Sau lần đó nó tỡn tới già! Bỏ luôn cái thói “rình rập”. Hu hu – he he!








Chuyện hoan đường, bịa đặt cho vui đấy! Nếu mà thực tế thì nó chết chắc. Chẳng qua nó muốn đem đến một vài kiến thức pháp luật cơ bản mà thôi! He he!
Hố khô!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét