Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

CÁC BỆNH THÔNG THƯỜNG VÀ CÁCH CHỮA BẰNG CÁC LOẠI RAU, CỦ QUANH TA (Phần I)

CÁC BỆNH THÔNG THƯỜNG VÀ CÁCH CHỮA BẰNG CÁC LOẠI RAU, CỦ QUANH TA (Phần I)


Kính thưa bà con! Việc dùng thuốc Tây y tuy tiện, nhưng lại để lại những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Vậy nên, chỉ nên dùng khi thật sự cần, hoặc những bệnh phức tạp.


Đối với một số bệnh thông thường, có thể chữa trị bằng những thứ rau, củ quanh ta. Là những thứ mà bà con gặp hàng ngày, mọc xung quanh vườn, trên gò đồi, rất dễ nhận thấy.


Khi điều kiện cách xa cơ sở y tế, hay không cần thiết phải “phiền phức”, thì bà con có thể tham khảo một số thông tin về rau, củ chữa bệnh sau đây. Những tên và bài thuốc này rất đơn giản và gần gũi, không dùng các thuật ngữ Hán – Việt hay chuyên ngành. Rất dễ nhận biết.


Đây là một số thông tin bước đầu được tham khảo từ cuốn sách “Vị thuốc từ rau củ” do một tác giả có tên Lâm Vinh biên soạn, Nxb Đồng Nai, năm 2010. Cung cấp sơ khởi một số vấn đề cho bà con để dùng cũng như phòng trong những trường hợp cần thiết.


I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP VỀ SỨC KHỎE MÀ CÓ THỂ THỰC HIỆN CHỮA TRỊ TRƯỚC KHI ĐẾN CƠ SỞ Y TẾ


1. ĐAU NHỨT RĂNG


+ Cách 01: Chữa bằng cũ hành tây.


Cách chữa: Dùng củ hành tây giả nát thành cao, bôi lên chổ đau, rất hiệu nghiệm (tr. 5).


+ Cách 02: dùng khi đau răng do nắng nóng hay ăn nhiều chất cay nóng.


Dùng mướp đắng 01 quả (trái khổ qua), đường kính trắng (cát tinh) 60gr. Mướp đắng rửa sạch, bỏ lõi, giã nhuyễn, cho vào đường trộn đều. Sau 2 giớ, vắt lấy nước cốt uống (317). Rất hiệu quả.


2. LANG BEN


Cách 01: Dùng sương sớm trên các búp lá tre non.


Đây là bài thuốc rất hiệu quả, lại nhẹ nhàng, không gây kích ứng, dị ứng và có mùi như những loại thuốc Tây y.


Dùng sương mai đọng trên các búp lá tre, xoa nhẹ trên các vùng bị “bạch biến – lang ben”. Mỗi buổi sáng một lần. Làm nhiều lần trong tuần, sẽ nhanh chóng có kết quả (trang 95).


3. ĐÁI DẦM Ở CON NÍT


Chữa bằng rau ngót.


Cách chữa: dùng một nắm lá rau ngót, tráng nước chín cho thật sạch rồi vò sống trong nước sôi để nguội, cho trẻ uống mỗi lần một bát con, thường chỉ uống 2 – 3 lần đã thấy kết quả (tr. 21).


4. TĂNG CƯỜNG, KHÔI PHỤC SINH LỰC, GIỮ SỰ CƯỜNG TRÁNG DO LAO ĐỘNG NẶNG


Để tăng cường sinh lực hay giữ được sức khỏe do lao động nặng. Ngoài việc phải ăn uống đủ chất, ngủ, nghĩ, bà con nên dùng nhiều bữa ăn hay ăn sống củ cà rốt.


Mỗi ngày ăn sống hai củ cà rốt, cùng với bữa ăn đủ chất, sẽ đảm bảo cho sinh lực, sức khỏe do lao động nặng.


Bà con nên rữa sạch võ, ăn luôn võ, vì võ của cà rốt chứa rất nhiều chất dinh dưỡng (270).


5. THANH THIẾU NIÊN DO HỌC HÀNH CĂNG THẲNG, NÃO LỰC MỆT MỎI, HAY ĐAU ĐẦU, GIẢM TRÍ NHỚ


Dùng vừng (mè) để khắc phục.


Có thể đem vừng ran (sao) thơm, khi sao cho vào ít muối, ăn mỗi ngày hai lần, mỗi lần 30g.


Hoặc cũng có thể lấy 30g vừng, 60g gạo tẻ, cho nước ninh thành cháo, ăn một lần một ngày (345).


6. CHỮA RẮN RẾT CẮN


Bà con chú ý, chỉ dùng cách này khi bị nhẹ, rắn rết không độc lắm và tức thời trước khi đưa đến cơ sở y tế.


+ Cách 01: Dùng lá ớt.


Lấy lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhứt thì bỏ đi. Ngày đắp 1 – 2 lần cho đến khi hết đau. Thường chỉ 15 – 30 phút là hết đau (tr. 27).


+ Cách 02: Dùng rau mác (loại rau cỏ thường sống ở ruộng lúa nước, thân và lá gần giống lục bình, nhưng mõng, mãnh, yếu và nhỏ hơn rất nhiều).


Lá hoặc rễ củ rửa sạch, giã nhỏ, thêm nước, gạn uống, bã đắp xung quanh vết thương (160).


+ Cách 03: Dùng rau muống.


Rau muốn rữa sạch, giã nát, lọc lấy 250ml cho thêm 25ml rượu trắng mà uống; sau đó lấy bã đắp vào chổ đau (342).


+ Cách 04: Dùng lá trầu không.


Lá trầu không 40g, gừng tươi 80g, quế chi 80g, phèn chua 20g, vôi 20g.


Quế, phèn và vôi tán nhỏ; trầu không và gừng giã nhỏ, vặt lấy nước cốt. Các thứ trộn với nhau cùng một ít hồ nước, làm thành viên khoảng 10g, phơi khô, bảo quản trong lọ kín.


Khi bị rắn cắn, đồng thời với việc sơ cứu tại chỗ. Sau đó, nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện để được điều trị.


+ Dùng rau ngổ (rau ngổ điếc).


Lấy 15 – 20gr rau ngổ tươi, 25gr kiến cò, giã nát 2 vị trên, thêm 20 – 30ml rượu trắng, chắt lấy nước uống, còn bã đắp vào vết căn. Hoặc lấy 20 – 40gr rau ngổ khô, sao vàng, sắc lấy nước uống 4 – 5 ngày liền (129).


7. CHỮA NHỌT Ở CỔ; NHỌT, LỞ NGỨA, MƯNG MỦ


+ Cách 01: Dùng cải bẹ xanh, cải thìa để chửa mụn nhọt ở cổ.


Dùng cải bẹ sắc nước uống hoặc nấu thành các món ăn.


Dùng giấy ẩm bọc cải bẹ, hơ nóng, chườm lên chỗ bị nhọt (33).


+ Cách 02: Dùng hẹ để chửa nhọt, lở ngứa.


Lấy củ hẹ sao (ran) tồn tính, sau nghiền mịn, rồi trộn với mỡ lợn để dùng bôi vào chổ lỡ ngứa hay đắp lên mụn nhọt (tr. 63, 64).


+ Cách 03: Dung rau muống để chữa mụn nhọt, mưng mủ.


Rau muốn tươi, giã nát với mật ong vừa đủ. Đánh nhuyên đắp vào chỗ đau.


+ Cách 04: Dùng lá vối để trị viêm da, lở ngứa.


Bà con khi bị viêm da, lở ngứa, có thể sắc lá vối lấy nước đặc để bôi (324).


+ Cách 05: Trị mẫn ngứa.


Dùng nước lá cải xanh đun lên rửa sẽ hết (264).


+ Cách 06: Dùng lá nhàu trị mụn nhọt.


Giã nát lá nhàu đắp lên chỗ có mụn nhọt. Sẽ tương đối hiệu quả (187).


+ Cách 07: Trị mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sảy ở trẻ nhỏ: Với những trẻ nhỏ thường hay bị rôm sảy, xay nát lá ngải cứu, lọc lấy nước cốt rổi hòa vào nước tắm của trẻ. Làm liên tục trong vài ngày, các nốt ngứa sẽ lặn mất (151).


+ Cách 08: Chữa chốc lở ở trẻ nhỏ: Dùng một nắm rau mã đề tươi, rửa sạch thái nhỏ - nấu với 100g đến 150g giò sống cho trẻ ăn liền trong nhiều ngày sẽ khỏi. Nếu trẻ nhỏ ăn canh này thường xuyên phòng được chốc lở (140).


8. KHI TRẺ BIẾNG ĂN


Khi trẻ biếng ăn, bà con cho ăn dặm bằng bột khoai lang vàng đỏ, quấy với bột, sữa. Dùng thường xuyên, sẽ có tác dụng tốt (tr. 46).


9. CHỮA CÔN TRÙNG CHUI VÀO LỖ TAI


Dùng lá hẹ.


Lấy một nắm lá hẹ rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt, rồi nhỏ vào lỗ tai có côn trùng (ít với lượng nhỏ vừa đủ), côn trùng sẽ tự bò ra (64).


Sau đó bà con dùng bông gòn thấm ô xy già lau lại tai cho sạch.


10. CHỮA HÓC CÁ Ở HỌNG


Bà con chú ý, chỉ nên dùng cách này khi ở xa cơ sở y tế.


Dùng lá hẹ kết hợp với mật ong.


Lá hẹ 100g, mật ong 30ml.


Giã nát hết lá hẹ sau trộn với mật ong rồi cho người bệnh nuốt từ từ (tr. 64). (Bà con nên nhớ là để lá hẹ dài y mà giã).


11. CHỮA KHI BỊ BỎNG NHẸ


Bà con chú ý, khi bị bỏng, để an toàn là phải đến ngay cơ sở y tế, không được chủ quan.


Không được làm theo những kinh nghiệm thông thường, chưa được khoa học kiểm nghiệm, chứng minh.


Tuyệt đối không được bôi thuốc lung tung, rất có hại. Cũng tuyệt đối không được dùng kem đánh răng để bôi.


Khi bị bỏng nhẹ, nên ngâm vùng da bị bỏng trong nước lạnh ngay lập tức, không nên chần chừ, càng nhanh chóng càng tốt. Bà con cứ nói trong dân gian là không nên chạm nước sau khi bị bỏng, nhưng như thế là không đúng. Bác sĩ khuyên ta, sau khi bị bỏng, ngay tức thì phải sối nước lạnh (nước đá càng tốt) lên vùng da bị bỏng ngay, càng kịp thời, tức thì và càng nhiều chừng nào càng tốt chừng nấy.


+ Cách 01: Khi bị bỏng nhẹ, bà con có thể chữa bằng rau dền gai.


Lấy thân, lá rau dền gai rửa sạch, giã nát, đắp lên vết bỏng (tr. 101).


+ Cách 02: Dùng vỏ cây vối.


Vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chổ bỏng. Thuốc sẽ làm giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi trùng (324).


+ Cách 03: Dùng rau muốn.


Rau muốn rữa sạch, cho thêm muối vừa đủ, cùng xay nát, đắp vào chổ đau (342).


+ Cách 04: chửa bằng cây Lô hội – Nha đam


Đối với các vết bỏng nhẹ ở cấp 1, 2. Hãy nhanh chóng lấy nhựa cây lô hội và thoa vào vết bo3ngg để tránh sưng phồng và tẩy đỏ


12. TRỊ ĐAU MẮT ĐỎ


Đau mắt đỏ với triệu chứng bề ngoài thì có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có bệnh rất nguy hiểm, có nguy cơ dẫn đến mù lòa. Vì vậy cho nên, khi có triệu chứng về đau mắt đỏ, bà con nên đến cơ sở y tế. Nếu không đến được tức thì, thì bà con có thể làm trước mắt theo các cách sau đây:


+ Cách 01: Khi không đến được cơ sở y tế, bà con có thể dùng rau diếp cá để trị đau mắt đỏ, rất hiệu quả.


Rau diếp cá 10 lá, rửa sạch giã nhuyễn – dùng vải mỏng hoặc giấy xốp gói đắp lên mắt sẽ khỏi (tr. 113).


+ Cách 02: Dùng lá trầu không.


Lấy 03 lá trầu không, 5 – 10 lá dâu vò nát, cho vào ca, đổ ngập nước sôi để xông hơi con mắt đau. Xông mỗi lần 5 – 10 phút, ngày 2 lần. Thuốc giúp chóng hết viêm, mắt dịu (cũng có thể dùng cho trường hợp chắp, lẹo) (203).


+ Cách 03: Dùng mã đề.


Lấy một nắm to mã đề, rửa sạch, vảy hết nước, thái sợi nhỏ nấu với 2 con cá diếc to cỡ bàn tay, cho vừa mắm muối, ăn liền ba ngày như vậy. Đồng thời, lấy một ít là mã đề tươi rửa sạch để ráo nước giã với muối nhuyễn cho vải sạch mỏng chườm nhẹ bên ngoài mắt, cần kiêng các thức ăn cay nóng (139, 140).


13. GIỮ HƠI THỞ THƠM THO


Dùng rau húng lũi hoặc rau húng bạc hà, nhai nhỏ trong miệng vào mỗi buổi sáng, sau khi ngũ dậy, hoặc trước khi đi vì công việc quan trọng phải giao tiếp. Rất hiệu quả (121, 122).


14. CHỮA HÔI NÁCH


+ Cách 01: Dùng rau mác (một loại cỏ mọc nhiều trong ruộng lúa, có thân và lá gần giống lục bình, nhưng thường có màu xanh đột chuối và nhỏ, mãnh hơn rất nhiều).


Lá non rau mác rữa sạch, giả nhỏ, đắp vào nách, băng chặt trước khi đi ngủ, sáng hôm sau bỏ ra, rửa sạch và xát ít nước vắt qua chanh vào nách. Sẽ có tác dụng; cần làm thường xuyên khi tới kỳ hôi nách (150).


+ Cách 02: Rễ sả.


Rễ sả thái nhỏ, phơi khô, tán bột, trộn với phèn phi rồi bôi để chữa hôi nách (258).


15. CHỮA RA MỒ HÔI CHÂN TAY


Dùng lá lốt để chữa.


Dùng lá lá lốt nấu nước, ngâm tay chân cho người bị tê thấp, hay đổ mồ hôi tay, mồ hôi chân. Kiên nhẫn sẽ có kết quả (180).


16. KHI BỊ TUỘT MEN DO UỐNG RƯỢU BIA NHIỀU; BỆNH ĐƯỜNG RUỘT


+ Cách 01: Nên ăn nhiều lá mơ lông, dùng ăn như rau sống sẽ chóng khỏi, lâu dài có thể giúp chữa các bệnh về đường ruột.


Hoặc nếu muốn công hiệu nhanh: Lá mơ rửa sạch để ráo, thái nhỏ trộn với trứng gà cả lòng đỏ và lòng trắng, cho vào lá chuối nướng hoặc cho lên chảo tán vàng không cho dầu, mỡ. Sau đó dùng 2 -3 lần trong ngày.


+ Cách 02: cho trường hợp bị tuột men.


Dùng củ riềng.


Củ riềng, xắt lát, ăn sống (có thể với thịt chó càng tốt, nhưng không được chung với rượu, bia).


17. CHỮA TRẺ EM ỈA CHẢY KÉO DÀI HOẶC ỈA PHÂN NHẦY CÓ MÙI HÔI


Bà con chú ý, khi bị thổ tả, hay tiêu chảy là rất nguy hiểm. Không đem đến cơ sở y tế, hay truyền nước, uống nước muối kịp thời sẽ dẫn đến mất nước, kiệt sức, có trường hợp tử vong. Vậy nên, khi bị thổ tả, phải đến ngay cơ sở ý tế để truyền nước kịp thời, và được hướng dẫn của bác sĩ.


Trường hợp ỉa chảy kéo dài này không phải là thổ tả, chỉ là đi cầu lỏng thông thường, hoặc phân nhầy có mùi hôi.


Dùng củ mài (củ lăn tím).


Củ mài 200g, Củ súng 100g, Hạt sen 100g, Ý dĩ sao 100g, sấy khô, tán thành bột, uống mỗi ngày 20g với nước cơm.


18. CHỮA TIÊU CHẢY


Như đã vừa trình bày ở trên, khi bị tiêu chảy, hay thổ tả phải đưa đến ngay cơ sở y tế.


Trong trường hợp vì điều kiện không đến cơ sở y tế được, thì bà con có thể dùng cách sau đây:


+ Cách 01: Dùng củ sả.


Rể sả mười gam, búp ổi 8g, củ riềng già 8g, thái nhỏ, sao (ran qua), sắc đặc uống. Sẽ thấy có hiệu quả (257).


+ Cách 02: Dùng củ riềng.


Củ riềng 20g, nụ sim 80g, vỏ sộp cây ổi 20g. Dùng dưới dạng bột hoặc viên, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g (197).


+ Cách 03: Dùng lá nhàu.


Lá nhàu tươi, 3 - 6 lá tươi rữa sạch nấu với 500ml nước còn 200ml chia 2 lần uống/ngày. Uống liên tục 2 – 5 ngày (188).


19. CHỮA VIÊM RUỘT THỪA


Nếu bà con có điều kiện, thì nên đi mỗ ruột thừa.


Nhưng khi chưa có điều kiện, ruột thừa bị viêm, thì bà con có thể chữa bằng cách sau đây.


Dùng củ cải đường.


Dùng 100ml nước ép củ cải đường và dưa chuột, 300ml nước ép cà rốt. Ngày uống hai lần, sẽ có hiệu quả rõ rệt (273).


20. TRỊ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SỨC KHỎE CỦA PHỤ NỮ TRONG VÀ SAU KHI SINH CON


+ Giúp an thai: Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml nước, chia làm 3 – 4 lần uống/ngày. Có tác dụng an thai tốt (150).


+ Giúp lợi sữa: Phụ nữ sau khi sinh nấu canh mồng tơi ăn sẽ có nhiều sữa, chống táo bón.


+ Trị vú sưng tắc sữa: Dùng 20gr cấy diếp cá khô, táo đỏ 10 quả. Đổ vào 600ml nước, sắc còn lại 200ml, chia đều 3 lần uống trong ngày. Chỉ dùng khi ở xa cơ sở ý tế và kết hợp với chữa trị bằng Tây y (115).


21. CHỮA CHẢY MÁU MŨI


+ Cách 01: Dùng rau muống:


Rau muống tươi 100g, đường đỏ vừa đủ. Nghiền nát, cho ít nước sôi vào khuấy mà uống (342).


+ Cách 02: Dùng của năng để chữa trong trường hợp chảy máu cam do vị nhiệt.


Củ năng 500g, ngó sen tươi 500 gam, củ cải trắng 500 g, sắc uống ngày 01 thang, trong 03 ngày.








22. CHỮA ĐAU HỌNG, VIÊM HỌNG


Dùng dưa chuột trị đau họng: mỗi khi bị đau họng, bà con có thể súc miệng bằng nước dưa chuột vài lần trong một ngày. Kiên trì sẽ thấy có kết quả (334).


Dùng quả sung trị viêm họng: Sung tươi đem gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn, cô nhỏ lữa thành dạng cao, ngậm hàng ngày (331).


23. TRỊ CHỨNG HO KHAN (không có đờm)


Bà con có thể dùng quả sung:


Lấy 50gr đến 100gr quả sung chín, gọt bỏ vỏ đem nấu với 50 gr gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày (331).


24. TRỊ TÁO BÓN


Có thể nấu khoai lang chín để ăn thường xuyên trong vài ngày. Đây là cách hiệu quả nhất!


Tuy nhiên, bà con cũng có thể ăn 3 – 5 quả sung chín mỗi ngày cũng cho kết quả tốt (330).


25. MỘT SỐ BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN PHỤ NỮ


+ TRỊ “NGUYỆT SAN”


Dùng cây Lô hội – Nha đam.


Nấu sôi nước lô hội và thêm một chút đường để tạo thành nước siro. Uống nước này khoảng một tuần trước khi kỳ “nguyệt san” để cải thiện tình hình (321).


+ PHỤ NỮ BĂNG HUYẾT: Củ năng loại 1 tuổi 1 củ, đốt tồn tính tán thành bột, uống vớt ít rượu gạo nhẹ.


+ TRỊ KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU: Hàng tháng trước ngày dự kiến và cả những ngày đang có kinh, lấy 10gr lá ngãi cứu khô, sắc với 200ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 2 lần/ngày, nếu khó uống thì có thể thêm một ít đường (150).


26. CHỮA NÔN MỮA KHI ĐI TÀU XE


Dùng gừng sống.


Gừng sống cắt lát mỏng. Ngậm gừng sống nhấm nháp từng chút một, nuốt nước dần dần cho tới khi hết nôn (250).


27. CHỮA DA NỔI MẨN NGỨA DO TIẾP XÚC VỚI RƠM RẠ


Dùng rau dền gai.


Dền gai tươi, rau sam tươi, lá hẹ tươi (hoặc lá bạc hà tươi) các vị đều bằng nhau. Giã nát đắp vào chổ da nổi mẫn, mỗi ngày 2 – 3 lần (102)


28. CHỮA MẤT TIẾNG HOẶC KHAN TIẾNG


Cách 01: Củ cải trắng 2 củ, gừng sống 7 lát. Rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt uống làm 2 hoặc 3 lần trong ngày (250).


29. CHỨNG KHÔ MẮT


Dùng cây Lô hội – Nha đam.


Khi mắt bị khô do tiếp xúc nhiều giờ với ánh nắng mặt trời và tiếp xúc với máy tính cường độ lớn.


Rất đơn giản, hãy lấy phần cùi của cây lô hội đắp lên mắt trong vòng vài phút (320).


30. NGỪA CẢM LẠNH VÀ CẢM LẠNH SAU KHI DẦM MƯA NHIỀU GIỜ; TRỊ CẢM


+ Để ngừa cảm lạnh sau khi dầm mưa nhiều giờ:


Dùng gừng sống 20g, giã nát, bỏ vào 01 ly nước sôi hoặc trà nóng, cho đường vừa đủ ngọt để dễ uống, uống lúc còn nóng ngay khi vừa về tới nhà (249).


+ Để trị cảm lạnh do lạnh:


Ngoài những cách hiệu quả như: xông; cháo hành; tỏi sống; hành sống mà thông thường bà con vẫn biết. Bà con cũng có thể dùng gừng theo cách sau:


Gừng sống 10g, hành lá 10g, tiêu sọ 10 hạt. Gạo tẻ một nắm nấu cháo, lúc sắp bắt xuống cho gừng sống (xắt nhuyễn), hành lá (cắt ngắn) và tiêu sọ (đâm nát) vào quậy đều. Ăn cháo lúc còn nóng. Ăn song đắp chăn cho ra mồ hôi.


+ Trị cảm cúm bằng cách đánh gió bằng lá trầu không:


Lấy khoảng 5 lá trầu không nhúng vào dầu hỏa, chà xát mạnh hai bên cột xống, ngực, lòng bàn tay, bàn chân đến khi da đỏ ửng lên (203).


+ Chữa cảm lạnh, phát sốt, nhức đầu đau mình ê ẩm không có mồ hôi: Kinh giới hoa (hoa, cành, là) 20g. Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống 1 lần lúc thuốc còn nóng. Sau đó cho thêm các lá: dâu 5g, sả 10g, bưởi 8g, cúc tần 6g, ổi 4g và 3 bát nước đun sôi, cho bệnh nân xông. Sau khi xống đắp chăn kín cho ra mồ hôi (158).


+ Chữa cảm đau nhức các đầu xương: Kinh giới tươi (cành non, lá) 50g. Gừng sống 10g, hai thứ rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho bệnh nhân uống, ngày uống hai lần, bã thuốc xoa dọc xương sống từ trên xuống (158).


31. CHỮA HẮC LÀO


Dùng cũ riềng.


Củ riềng giã tán nhỏ 100g, ngâm với cồn 900 (200ml) càng lâu càng tốt. Ngày bôi 3 – 4 lần. Hoặc củ riềng giã tán nhỏ, trộn với nhựa chuối, rắc ít vôi, trộn thành thuốc để bôi (199).


32. CHỮA DỊ ỨNG DA


Dùng rau tần khô.


Dùng 15g rau tần khô đổ 2 chén nước, sắc còn 1 chén, uống chia 3 lần trong ngày. Dùng 1 nắm rau tần tươi, rữa sạch, giã nát, trộn thêm vài hạt muối, xát hoặc đắp lên chỗ mẩn sưng (156).


33. CHỮA CHỨNG BÍ TIỂU TIỆN Ở NGƯỜI GIÀ


Dùng mã đề.


Lấy cành và lá mã đề, rửa sạch giã nát vắt lấy một chén nước hòa vào một ít mật ong, uống vào sẽ thấy tác dụng ngay (142).


34. KHI BỊ VIÊM LOÉT NIÊM MẠC MIỆNG, LƯỠI


Dùng 12g rau tần tươi, 20g rau mùi thơm, ngâm nước muối, nhai nuốt nước.


35. TRỊ BUỒN NÔN TRONG THỜI KỲ MANG THAI


Chữa bằng củ gừng.


Gừng sống 20 gam, giã nát hoặc khoảng 8g bột gừng khô. Bỏ gừng vào một ly nước sôi hoặc nước trà nóng, có thể thêm một chút đường cho dễ uống.


36. CHỮA VIÊM TẤY ĐAU NHỨC


Lấy một nắm rau ngổ tươi rửa sạch, giã nát, đắp vào nơi thương tổn rất công hiệu.


37. CHỮA MỘT SỐ BỆNH Ở ĐÀN ÔNG


+ Tráng dương, chữa yếu sinh lý: Rau mồng tơi, rau ngót, rau má mỗi thứ một nắm, một bộ lòng gà hay vịt, nấu canh, ăn vã hoặc ăn với cơm, tuần vài lần. Nếu uống kèm nước cơm rượu, hiệu quả càng lớn (134).


+ Chữa hoạt tinh: Trường hợp tinh xuất quá nhanh và sau khi giao hợp thường bị mệt mỏi đuối sức, xanh xao, lấy rau mồng tơi 1 nắm, rau dền tía 1 nắm, nấu với một đôi bầu dục (để nguyên lớp mỡ và võ bọc), ăn nóng. Ăn xong uống nước trà gừng nóng. Trước khi đi ngũ ăn một thìa vừng đen đã ran thơm, nhai kỹ nhuyễn rồi nuốt, sau đó uống một chén nước cơm rượu (135).


II. NHỮNG LOẠI RAU CỦ KHÔNG NÊN ĂN VÀ NÊN ĂN NHIỀU TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NHẤT ĐỊNH


1. Bạc hà (Mint), không nên dùng cho đàn ông, vì dùng nhiều sẽ ảnh hưởng làm giảm các hooc môn nam giới.


2. Người bị sỏi mật không nên ăn nhiều cà chua; cũng như dùng các bài thuốc từ cà chua.


Những người bị bệnh thống phong – bệnh gút cũng phải hết sức cẩn thẩn khi dùng các bài thuốc từ cà chua.


3. Chúng ta nên ăn nhiều hành ta. Hành ta làm giảm 20% nguy cơ đau tim ; giảm nguy cơ đột quỵ. Hành ta cũng chống lại nhiều bệnh ung thư.


4. Nam giới không nên uống quá nhiều sữa đậu nành ; việc uống quá nhiều và thường xuyên sữa đậu nành có thể làm giảm hoocmon nam ở nam giới.


5. Khi bị cao huyết áp, bà con nên ăn nhiều võ quà tím hong khô và nghiền nhỏ. Ăn cà tím cũng có thể phòng các bệnh về gan và thận - ăn một thìa cà tím nấu mỗi ngày.


Tuy nhiên, không nên ăn hay dùng các bài thuốc từ cà tím trong các trường hợp sau đây : loét hay viêm dạ dày nặng, rối loạn dạ dày.


6. Thuốc lá rất có hại, tốt nhất là phải bỏ, thuốc lá là nguyên nhân chính dẫn đến rất nhiều bệnh ung thư, trong đó phổ biến nhất là ung thư phổi. Gây ảnh hưởng đến tài chính gia đình, công việc, sức khỏe bản thân và những người xung quanh; trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.


Trong quá trình bỏ hay giảm hút thuốc, hoặc đang hút thuốc mà khó giảm, bà con hãy ăn nhiều cà chua và bắp cải. Khoa học đã chứng minh, ăn nhiều và thường xuyên cà chua giúp giảm một phần tác hại của thuốc lá. Ăn nhiều và thường xuyên bắp cải giúp ngăn ngừa bệnh ung thư phổi rất hiệu quả.


Tuy nhiên, chỉ có thể khắc chế một phần rất nhỏ, vì vậy cho nên, tốt nhất là phải bỏ thuốc.


6. Nha đam – Lô hội bà con nên tìm mà trồng trong nhà, vì đây là loại cây “thần dược”. Nhựa cây lô hội có thể làm giảm cảm giác đau rát sau mỗi lần cạo râu; làm giảm những nếp nhăn; tái tạo da; chống môi nứt nẽ vào mùa khô – lạnh; trị mụn; chống da bắt nắng; phục hồi tóc hư tổn; nấu sôi nước lô hội có thể chữa được bệnh nguyệt san; ngăn ngừa nhiễm trùng với những vết tâm tím, trầy xướng; trị bỏng; chống béo phì.


7. Những người bị bệnh gan và viêm bàng quang không nên ăn củ cải đường. Những người muốn tăng cường lượng canxi trong cơ thể cũng vậy. Tuy nhiên, uống nước ép củ cải đường có thể duy trì và tăng cường sự khỏe mạnh của hệ tim mạch đồng thời giúp chống lại việc tăng huyết áp.


8. Những người có thể trạng suy nhược nên dùng nhiều cà rốt để lấy lại sự cường tráng. Người khỏe mạnh cũng nên ăn nhiều cà rốt để duy trì thể lực.


9. Ăn nhiều tỏi cũng rất có lợi cho sức khỏe. Tỏi có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các khối ung bướu; chống lại các bệnh tim mạch; trị chứng cảm lạnh và cảm cúm; chống lại bệnh huyết áp cao; đau họng; tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể; kháng viêm.


10. Những người bị bệnh tim mạch ăn gừng sống cũng rất tốt. Tuy nhiên, vì gừng rất nóng, nên khi đang bị viêm nhiễm, hoặc người có tạng nhiệt thì không nên dùng.


11. Ăn nhiều rau quế và thường xuyên, có thể kéo dài tuổi xuân.


12. Rau rút tính lạnh nên những người tạng àn, dễ tiểu chảy và trẻ nhỏ không nên ăn.


13. Những người bị bệnh về thận nên uống nước râu ngô hàng ngày, đặc biệt lá trước mỗi bữa ăn 3 – 4 giờ.


14. Đinh lăng nếu ăn nhiều, hay dùng rễ làm thuốc tán nhỏ dùng hàng ngày có chức năng tăng lực rất tốt.


Thân ái! Hẹn gặp lại!
HỐ KHÔ!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét