Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ THỪA KẾ (Phần I)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ THỪA KẾ (Phần I)


Bà con, tôi sẽ dùng những ngôn ngữ dễ hiểu nhất, đời thường nhất (nên đôi lúc nó không đúng và không đúng về thuật ngữ pháp lý; nhưng tôi có thể đảm bảo về cái đúng của nó theo cách hiểu của bà con) để nói về một số vấn đề bà con nên biết về - chế định - “thừa kế”.


Vì chế định này cũng tương đối phức tạp, một lần không thể nói hết được. Vì vậy tôi đi từ cái đời thường, chung nhất, dễ gặp nhất trước. Rồi từ từ sẽ có những phần khác bàn toàn diện, sâu và chính xác hơn.


1. Trước hết – chữ “tình”


Vấn đề “thừa kế” là vấn đề thuộc về dân sự, vì vậy cho nên, làm sao cốt giữ được cái tình cảm trong gia đình, mối quan hệ đầm ấm, thân hữu, chia sẽ giữa những người trong gia đình; giữ lại những cái là kỷ vật, tài sản của giòng tộc, ông, bà, cha, mẹ là tốt nhất.


Trừ khi có những vấn đề “quá đáng” mới đưa đến cơ quan công quyền. Còn nếu không, thì anh em, bà con, chú bác trong nhà cùng ngồi uống trà với nhau, làm sao trọn cái “tình”, cái “nghĩa”, cái “nhường cơm,xẻ áo”, “tương trợ”, “đùm bọc” lẫn nhau là “đẹp” và tốt nhất. (Bà con chú ý: có cùng uống trà mà cùng đàm đạo phân chia di sản thì cũng phải lập thành biên bản, có người làm chứng và đem đi chứng thực tại xã hoặc Phòng công chứng cấp huyện).


Nếu có vấn đề gì hơi “quá đáng”, bà con tìm đến những người có uy tín, am hiểu kiến thức pháp luật để được giải thích cho rõ.


Vì “pháp luật là cái đạo đức tối thiểu, còn đạo đức mới là cái pháp luật tối đa”. Vậy nên, pháp luật cũng một phần lớn lấy từ những chuẫn mực đạo đức mà nên; thấy cái cách mà pháp luật quy định hay hướng dẫn, bà con sẽ thấy được cái “hợp tình, hợp lý” của nó.


Khi có mâu thuẫn, bà con nhờ đến những người có uy tín, hiểu biết. Hoặc nhờ “Tổ hòa giải” ở thôn. Thấy phức tạp nữa thì làm đơn nhờ chính quyền xã hòa giải, tư vấn, giải quyết hộ.


Khi làm hết những cách ở trên rồi mà không được, bà con mới dùng đến con đường ra Tòa. (Bà con chú ý: để được Tòa thụ lý đơn và giải quyết đối với vụ án Thừa kế, thì bắt buộc phải có “Biên bản hòa giải không thành” – đã được hòa giải ở cấp xã – của UBND xã).


2. “Tài sản” của người chết gọi là “di sản”.


Vì vậy cho nên, bà con chú ý, khi lập các văn bản (và phải đi chứng thực) về các vấn đề: thỏa thuận chia di sản thừa kế, từ chối nhận di sản thừa kế, bà con phải dùng từ “di sản”.


Điều này để tránh trường hợp gặp phải “luật sư” “cao cờ - tráo trỡ”; họ “cãi” tại Tòa. Dù biết cái “tình” là hợp, nhưng sẽ khó khi nói cái “lý”.


Để được coi là di sản, thì đó phải là tài sản mà người chết có được một cách hợp pháp.


Di sản chỉ là những tài sản riêng của người chết và tài sản của người chết trong khối tài sản chung. Vì vậy cho nên, để hiểu thêm vấn đề này, tôi sẽ có một bài khác để đề cập, nhưng tôi muốn nói với bà con cái dễ hiểu và gần gũi nhất: Ông A và bà B là vợ chồng, căn nhà là của chung của hai vợ chồng.


+ Khi ông A chết, nếu các con đòi chia di sản, chỉ được quyền chia giá trị của nữa căn nhà mà thôi, vì nữa còn lại là của bà B, và khi chia theo pháp luật, bà B cũng được một phần trong giá trị của nữa căn nhà đó của ông A.


+ Nếu ông A có di chúc, và trong di chúc ông A nói rằng: Tôi để lại căn nhà và tất cả tài sản trong căn nhà cũng như quyền sử dụng đất cho thằng C – con trai trưởng của tôi. Thì phần di chúc này có “vô hiệu” một phần. Vì ông A chỉ có quyền định đoạt phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của hai vợ chồng, tức là một nữa tài sản hiện có; còn nữa còn lại là của bà B, ông A không có quyền định đoạt.


3. Lúc nào thị được chia di sản thừa kế


Khi người có tài sản chết thì bà con mới có quyền chia di sản thừa kế.


Còn những trường hợp mà chia tài sản trước khi một người chết, thì đó là người sống “tặng cho tài sản” cho người sống; không phải là “thừa kế”.


4. Ai có quyền hưởng thừa kế


Bà con cần nhớ: cá nhân và tổ chức đều có quyền hưởng thừa kế.


Tuy nhiên, cá nhân để có quyền hưởng thừa kế thì phải thuộc một trong hai trường hợp sau (sẽ có vấn đề về “Thừa kế thế vị” khác nữa – sẽ được đề cập sau):


+ Phải còn sống khi người để lại tài sản – di sản - chết. Hoặc:


+ Là đứa bé đã thành thai khi người để lại tài sản còn sống, sau đó nó được sinh rà và còn sống.


Ví dụ: Tháng 1/2010, chị A (dâu ông B) mang bầu, Ông B mừng lắm, vì đây là đứa cháu nội mà ông hằng mong mõi, nhưng ông B cũng biết là mình sắp “về với ông bà”, mới lập một di chúc có hai người làm chứng rồi đem chứng thực, trong đó có ghi: “Tôi để lại 10 cây vàng của tôi cho đứa cháu nội mà con dâu tôi là “chị A” đang mang thai được 3 tháng để nó lấy tiền ăn học sau này”. Tháng 3 năm đó (2010), ông B chết. Nhưng đến tháng 7 năm đó chị A mới sinh. Nếu:


+ Sau khi sinh ra, đứa cháu bé bỏng của ông B khóc “oe oe”, chị A làm giấy chứng sinh cho nó tại bệnh viện . Lúc này, theo di chúc, cháu bé này có 10 cây vàng của ông nội (Ngay cả trường hợp: dù sau đó vài ngày, vì bị bệnh bẩm sinh, cháu bé này cũng “đi theo ông nội” đi chăng nữa! – lúc này sẽ phát sinh quyền thừa kế theo pháp luật 10 cây vàng của cháu bé đối với cha, mẹ cháu bé).


+ Sau khi sinh ra, bác sĩ thấy cháu bé bị “chết lưu”. Lúc này, 10 cây vàng của ông B nói là để lại cho cháu nội sẽ được chia theo pháp luật – không theo di chúc – anh em trong nhà thỏa thuận với nhau mà chia, hay đưa đến cơ quan công quyền là “tùy”.


5. Nhân đây tôi đề cập luôn về “Thừa kế thế vị”


Bà con chú ý, “Thừa kế thế vị” – Thừa kế thế vào vị trí của người đúng ra theo pháp luật được hưởng thừa kế - chỉ áp dụng trong trường hợp di sản thừa kế được chia theo pháp luật – tức là phần tải sản đó không được chia theo di chúc, không có di chúc, hay di chúc không có giá trị pháp lý.


Vấn đề này được quy định tại Điều 677 Bộ luật dân sự (2005). Theo tôi, nó cũng tương đối dễ hiểu, vì vậy cho nên, tổi sẽ trích nguyên văn – bà con đọc qua, đọc lại sẽ hiểu ngay:


“Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại si sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại si sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.


Tôi sẽ nêu ví dụ cho bà con dễ hiểu:


+ Ông A, có con trai là B, năm 2001, B lấy vợ, năm 2003 sinh được C, năm 2005 sinh được D. Năm 2009, A và B đi biển, gặp lúc bảo – lốc xoáy. Cả A và B đều chết vì lốc xoáy không tìm thấy xác. Một năm sau, theo yêu cầu của bà vợ ông A, Tòa án tuyên bố là A, B là “đã chết”.


Lúc này, sẽ phát sinh quyền thừa kế của vợ ông A, các con ông A – trong đó có B; nhưng vì B chết cùng thời điểm (nếu chết trước cũng được) với ông A, nên con của B là C và D sẽ đứng thế vào vị trí của cha mình là B để nhận thừa kế thế vị trí của cha. Bà con chú ý: B = C + D; tức là: nếu B hưởng được 10 đồng từ ông A, thì 10 đồng sẽ được chia đều cho C và D mỗi người 5 đồng (Vợ của B không được hưởng trong trường hợp “Thừa kế thế vị” theo quy định của pháp luật – Bà con chú ý là: “Thừa kế thế vị chỉ có con và cháu mà thôi). (Nếu B có 5 người con, thì B nếu còn sống vẫn chỉ được 10 đồng, vậy nên 5 người con của B, mỗi người được 2 đồng).


Vấn đề “thừa kế thế vị” này nếu bà con hiểu trong tính: đảm bảo sao cho công bằng; lưu giữ được những giá trị, tài sản của dòng tộc; bảo vệ quyền lợi cho con, cháu người đã chết – tránh trường hợp vợ, chồng của người đã chết đi lấy người khác, con cháu của họ không hưởng được gì – thì bà con sẽ thấy dễ hiểu hơn và thấy cái “hợp lý, hợp tình”, cái “đức”, cái “tốt đẹp” của pháp luật.


6. Nguyên tắc chia thừa kế theo pháp luật – không có di chúc hợp pháp đối với phần di sản đó (chia theo di chúc được ưu tiên xem xét trước, chỉ khi không có di chúc hợp pháp với phần di sản đó, mới chia theo pháp luật). (Bộ luật dân sự 2005 quy định những trường hợp nào chia thừa kế theo pháp luật mà không theo di chúc tại Điều 675, nó rất dài, khi nào có điều kiện tôi sẽ bàn đến sau – Bà con chỉ cần biết đơn giản là: khi không có di chúc hợp pháp đối với phần di sản đó, thì chia theo pháp luật).


Trước hết: là chia thành các phần bằng nhau; mỗi người hưởng một phần.


Thứ hai: Chia theo hàng thừa kế. Tức là: Chia hết cho những người trong hàng thừa kế thứ nhất. Nếu không có bất kỳ ai trong hàng thừa kế thứ nhất (có quyền được hưởng – phần tôi dùng trong ngoặc đơn này bà con không cần để ý cũng được, tôi chỉ muốn đảm bảo tính “đúng”, nhưng không thể diễn giải ra, vì nó hiếm gặp và liên quan đến rất nhiều kiến thức và thuật ngữ pháp lý khó hiểu), thì mới “chia hết” cho hàng thừa kế thứ hai. Nếu không có ai trong hàng thừa kế thứ hai (có quyền được hưởng), thì mới chia hết cho hàng thừa kế thứ ba. Nếu không có ai trong hàng thừa kế thứ ba – người này không có bà con thân thích, con cháu gì xấc, sống lẽ loi cô độc – thì thuộc về nhà nước.


+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng (được pháp luật công nhận), cha đẻ, mẹ đẻ , cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi (“nuôi” – phải được pháp luật công nhận) của người chết. Đều chia như nhau và với những phần bằng nhau hết. Bà con chú ý: mọi cái “đẻ”, thì dù là “trong giá thú” hay “ngoài giá thú” đều được chia như nhau hết, không có phân biệt.


+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Bà con chú ý : Pháp luật không có khái niệm và không thừa nhận khái niệm: anh nuôi, em nuôi, chị nuôi, ông nuôi, bà nuôi, chú nuôi, cô nuôi, dì nuôi…. Chỉ thừa nhận: cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi. Vì vậy cho nên, ngoài hàng thừa kế thứ nhất ra, mọi cái “nuôi” theo cách hiểu đời thường của bà con đều không có quyền thừa kế khi chia theo pháp luật.


+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết (“cụ” tức là “cố” – “ông cố nội, bà cố nội, ông cố ngoại, bà cố ngoại); bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.


Bà con chú ý: Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản như khi chia theo pháp luật và thừa kế thế vị như đã trình bày ở các phần trên.


7. Nếu có di chúc hợp pháp thì chia như thế nào?


Bà con chỉ cần nhớ, nếu có chi chúc hợp pháp, tốt nhất là đem đi công chứng, chứng thực, thì tài sản nào được di chúc điều chỉnh thì cứ phân chia theo di chúc.


Còn những vấn đề rất riêng khác sẽ được bàn đến trong các phần khác.


8. Để kết thúc phần này, tôi muốn nói với bà con về một vấn đề rất quan trọng là “Thừa kế bắt buộc” – nếu gọi đúng theo ngôn ngữ pháp lý là “Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc” – tại Điều 669 BLDS 2005.


Để giễ hiểu, tôi đưa ra một ví dụ để bà con tham khảo, và cũng để bà con thấy cái “hợp tình” và cái “đạo đức” của pháp luật ta:


+ Ví dụ: Ông A đã già và lớn tuổi, mới giàu có nhờ bồi thường đất đai đây; con cháu đề huề, 2 người con đã lớn nhưng vẫn còn nghèo khó, có 2 đứa con đang học cấp 3; người vợ từ thời cùng khốn khổ, lăn lộn, bôn ba của ông vẫn còn bên ông; cha, mẹ của ông đã già yếu, vẫn chưa được ông báo hiếu bao nhiêu. Nhưng “già sinh tật”, 56 tuổi mà ông còn “ham gặm cỏ non”. Ông nghe lời ngọn ngọt của cô gái bé bỏng nào đó, lập một di chúc trong đó nêu cụ thể: “Tôi để lại toàn bộ tại sản của tôi sau khi tôi chết cho cô Trần Thật Mỹ Miều Đáng Yêu, sinh ngày…; tại….; thường trú tại…. ; chứng minh nhân dân số….”. Có người làm chứng hẵn hoi, sau đó đi chứng thực tại Phòng công chứng cấp huyện, lập làm bốn bản: ông giữ một bản, cô Đáng Yêu giữ một bản, Phòng công chứng cấp huyện giữ một bản, UBND xã giữ một bản.


Ngày ông chết do lên tim không lâu trong khi “mối lương duyên” vẫn “còn mặn nồng”. Lúc này thì đành phải chia di sản của ông theo di chúc của ông! Pháp luật đã quy định, đành vậy!


Nhưng bà con nghĩ như thế có “tức” và “phi luân thường” không!


Tuy nhiên, vì cái “tình”, cái “nghĩa” pháp luật quy định tại Điều 669 BLDS 2005 như sau:


“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó….:


1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;


2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”.


Vậy, đúng theo quy định của pháp luật. Cô Trần Thật Mỹ Miều Đáng Yêu không thể “ôm trọn” khối tài sản “riêng” của ông A.


Mà trước hết, phải làm một phép toán và phép chia trên giấy trước đã:


Phải đem giá trị toàn bộ tài sản của ông chia cho 7 (cha, mẹ, vợ, 4 con) phần bằng nhau.


Sau đó lấy từng giá trị mỗi 5 phần trong 7 phần đó (tất cả đều bằng nhau) (Chỉ có 5 người được hưởng thừa kế bắt buộc là: cha, mẹ, vợ, 2 con đang học cấp 3 – chưa thành niên) nhân với 2/3.


Rồi đem giá trị sau phép nhân này đưa cho 5 người kia, mỗi người một phần. (Ví dụ: Tài sản của ông là 1 tỷ; đem 1 tỷ chia 7, được 104 triệu đồng; đem 104 này nhân hai lên rồi chia cho 3, được 69 triệu đồng. Cha ông A được 69 triệu, mẹ ông A được 69 triệu, vợ ông A được 69 triệu, con ông A chưa thành niên đứa thứ nhất được 69 triệu, đứa chưa thành niên thứ hai được 69 triệu).


Sau đó đem tổng giá trị tài sản của ông A trừ đi tổng 5 phần mà mỗi phần đã được nhân cho 2/3 đó, thì ra cái cô Trần Thị Thật Mỹ Miều Đáng Yếu được lấy. (1 tỷ - (69).5 = 655 triệu; cô Đáng yêu có 655 triệu). Dù di chúc là để lại tất cả.


Trên đây là một số vấn đề bước đầu, được trình bày với ngôn ngữ thông thường, dễ hiểu, có chút vui vui, dù có những vấn đề không đúng và không phù hợp với văn phong, thuật ngữ pháp lý.


Những vấn đề phức tạp, cụ thể và chi tiết hơn sẽ được bàn đến trong phần khác!
Hố khô!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét