Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

MỘT SỐ VẤN ĐỀ SƠ KHỞI, BƯỚC ĐẦU VỀ NHẬN DIỆN


MỘT SỐ VẤN ĐỀ SƠ KHỞI, BƯỚC ĐẦU VỀ NHẬN DIỆN

“NGƯỜI ĐỐI DIỆN”

(Đây là những vấn đề tôi “gom nhặt” được; có những vấn đề mang tính chính thống, nhưng cũng có những vấn đề thiếu tính chính thống của nguồn. Nói chung, những vấn đề sau mang tính “có giá trị tham khảo”, và cần được tiếp cận dưới góc độ rất “tương đối”).



I. NHẬN DIỆN TRẠNG THÁI TÂM LÝ CỦA NGƯỜI ĐỐI THOẠI TRONG GIAO TIẾP QUA NGÔN NGỮ HÌNH THỂ

Điều quan trọng nhất giao tiếp là hiểu được những gì người khác không nói ra – Peter Drucker.

Phải căn cứu vào một tổng thể gồm: Ngữ cảnh, tổ hợp, đồng bộ, nhất quản, văn hóa.

Quan sát trong một khoảng thời gian, tìm ra cái thông thường, tìm ra cái thông thường, từ đó mà tìm ra sự thật.

Nghiên cứu ý nghĩa cử chỉ nghiên cứu toàn bộ các động tác cơ thể và ý nghĩa của chúng trong giao tiếp.

Hãy nhìn vào đôi dép/dày, bộ tóc, nón, mũ, dây nịt.. – một cách biện chứng, thông minh, loại trừ yếu tố tác động – để phán đoán chuẩn xác về: tài chính và tính cách của một con người lần đầu gặp mặt.

1. Nỗi sợ hãi biểu hiện ra ngoài bằng những hoạt động không thể - không được – kiểm soát bằng lý trí.

2. Khi một người nào đó chuẩn bị phát biểu, họ sẽ hít thở thật sâu.

3. Ngồi im, vai rũ xuống, đầu ngã về trước và hơi vặn người về phía cửa: không tự nhiên, không thoải mái, không chủ động; đang nặng nề, lo lắng.

4. Phụ nữ khi ngồi thường thả lỏng tay với những người mà họ thích, và thường khoanh tay trước ngực khi họ cảm thấy “không thoải mái” hoặc không có cảm tình với ái đó, và cũng có thể là đang “chảnh”.

5. Ngôn ngữ hình thể cũng cho thấy địa vị của một người trong nhóm: Các nhân viên thường ngồi thấp xuống trong khi người lãnh đạo cố ngồi thẳng người nhằm tổ rỏ uy thế mình.

6. Những người có thái độ tích cực hay hướng người về trước, nhất là khi ngồi – biểu lộ sự thân thiện.

7. Tùy:

+ Ngã người ra sau, tư thế đang cho thấy sự thờ ơ hoặc bất đồng của đối phương.

+ Ngã người ra sau, tư thế mở cho biết đối phương trầm ngâm suy tính.

+ Ngã người ra sau: Có thể cho thấy uy thế hơn hẵn của họ.

8. Nghiêng người về trước, tư thế mở biểu lộ sự thích thú hay tán đồng.

9. Ngã người sang một bên (hơi ra sau), chân tay tự do, thả lỏng là dấu hiệu thư thả và thoải mái. Ngoài ra, rất nhiều người thường ngã người sang một bên khi nói chuyện với những người có vị trí, địa vị thấp hơn mình.

10. Khi một chủ thể cười mà kéo dài hàm dưới, tức là có thể họ đang cười giả bộ.

11. Khi một người ngã người ra phía sau, hai tay đặt sau đầu, các ngón tay đan vào nhau, là biểu hiện suy nghĩ: “Ta biết tất cả”.

12. Khi 99% bộ phận trên cơ thể cứng nhắc, nhưng 1% còn lại lại “ngoe nguẫy”: đang vui trong dạ dù bề ngoài cố tạo ra lo lắng, căng thẳng.

13. “Chống nạnh”: công kích, tự tin thái quá, thậm chí thách thức.

14. Khi đến gần một đồng nghiệp nam, bạn hãy đứng bên hông. Khi đến gần một đồng nghiệp nữ - hãy đứng trước mặt.

15. Khi đối phương sờ cằm thì hãy kết thúc cuộc nói chuyện ngay lập tức.

16. Bắt chước một cách tinh tế cử chỉ của một người – sẽ có thiện cảm của họ.

17. Khi giao tiếp bằng mắt đủ lâu: từ 4 đến 5 giây, bạn sẽ có được thiện cảm của họ. Và hãy để ý màu mắt người bạn nói chuyện.

18. Nhìn người khác/nhìn đồng hồ/nhìn chổ khác – bạn hãy nên kết thúc câu chuyện.

19. Ảnh mắt đảo liên tục: tính giả dối, lừa gạc.

20. Mức độ chớp mắt: biểu hiện mức độ giao động trong tinh thần.

21. Nhìn trừng trừng: bất lịch sực, đe dọa; tỏ ý thống trị, chiếm ưu thế; coi thường hay lăng mạ đối phương. Khi một người tỏ vẻ thách thức với những gì ta nói, họ sẽ nhìn ta lâu hơn, ánh mắt “đanh” lại và đồng tử thu nhỏ.

22. Mắt mở to, đồng tử nở to – đồng thuận và ngạc nhiên.

23. Đồng tử nở to ra: thích thú, ưng thuận. Đồng tử thu nhỏ: không hài lòng, ghét.

24. Khi họ nhìn thẳng, tập trung ánh mắt, biểu hiện suy nghĩ lên giữa trán: tỏ ý nghiêm túc, “ta đàng bàn công việc”.

25. Tuy nhiên, khi họ nhìn thẳng, tập trung ánh mắt và suy nghĩ về phía miệng: ta đang bàn chuyện khác.

26. Chớp mắt lâu: muốn lờ bạn đi.

27. Tròn mắt: không tin tưởng, nghi ngờ, ngạc nhiên.

28. Cuối nhìn, cuối đầu: kính trọng, quy phục.

29. Nếu bắt buộc phải chạm vào phụ nữ: hãy chạm thật khẻ vào vị trí ít nhạy cảm và tế nhị, hơi thô – khô, và phải ngay lập tức bước lùi lại, nét mặt và ánh mắt đanh lại  - đó là cử chỉ của người quân tử.

30. Khi họ hướng hướng chân về phía bạn – đó là họ đang chào đón và ngược lại.

31. Phụ nữ ngồi rung đùi, đưa tay bó gối: thông tục, tầm thường, dâm loàn.

32. Bắt chéo chân: ngạo mạn.

33. Vừa nói vừa nhướng mày: ngạo mạn, dạy đời.

34. Nắm tay và đưa lên trước miệng: tôi đang rất nghe anh đây.

35. Quá nhiều động tác phụ: búng, xăm soi móng tay, ngón tay; sờ mũi, soi mụn… - nhạc nhẽo, không chú tâm.



II. NHẬN DIỆN NGƯỜI BẾ TRÊN (Đàn ông) BẢN LĨNH TRONG BẢO TÁP, THẤT BẠI, CHÔNG GAI VÀ NGƯỢC LẠI

Phải nhìn một cách tổng thể, biện chứng và toàn diện tất cả các yếu tố sau đây; không thể phiến diện và vội vã kết luận. Họ thường có một số các dấu hiệu sau:

+ Bàn tay cứng, khô, rắn chắc, to, hình vuông hay hình chóp nón. Và ngược lại: Rất kỵ những người đàn ông to, nhưng bàn tay nhỏ, những ngón trơn tru, không có nút tay, ngón tay hình nhọn (Chú ý: hình nhọn = “^” – nhịn nhọn, sắc và đẹp, tương đối giống tay phụ nữ; còn hình chóp nón: “(” – nhưng nằm ngang vồng lên – nhìn rất thô và xấu).

+ Ngón cái dài, to, vững chắc, hình vuông hay chóp nón (nếu hình nhọn thì phải kèm theo các dấu hiệu tích cực khác để khắc chế). Ngược lại là: bàn tay to, người to nhưng ngón cái yếu, mỏng, hình nhọn.

+ Chân mày rậm, có thể thô, có đuôi, có tướng khí, nhìn vững chắc, không mượt mà; xất ngược (thuần túy điều này không tốt) hay dấu “^”. Ngược lại: chân mày có thể rậm, nhưng lá liễu, nhìn yếu, thiếu thần khí.

+ Gò kim tinh trong lòng bàn tay (phần nhiều thịt nhất dưới chân ngón cái) nỗi cao nhưng phải cứng cáp, rắn chắn, có những gạch dọc sâu, đậm; có thể kèm theo gò mộc tinh (dưới chân ngón trỏ), nổi cao vừa phải thì càng tốt; kết hợp với ngón trỏ (ngón chỉ huy, ngón uy quyền), cứng, thẳng, hình vuông hay chóp nón, có gút tay thì càng hay. Ngược lại: là gò kim tinh chìm, hay nhũn, ngón trỏ yếu đuối, nhọn.

+ Người nhỏ mà tiếng lớn, âm vang, có hùng khí. Ngược lại, đàn ông rất dở khi người lớn mà tiếng nhỏ, thé, thiếu âm lượng.

+ Mắt nhìn đứng, thẳng, như xạ thẳng vào mặt người khác dù vẫn rất hiền hậu và ôn hòa (có thể kèm theo cả một nụ cười nhân hậu); vừa có cảm giác ngiêm nghị, nhưng vừa có cảm giác cuốn hút, tin tưởng; có lúc làm cho ta phải bối rối (nhưng tin tưởng) dù không hề cảm thấy sợ hãi (Chú ý: phải phân biệt cho thật rõ với kiểu nhìn trừng trừng thách đố, xốc xượt, láo lếu của những tên du côn, “xấc phu” – thường gây cho người khác cảm giác sợ hãi, hoặc thách đố, hoặc để người đón nhận coi khinh họ). Ngược lại là mắt nhìn không có thần, có cảm giác không thẳng, không tạo được sự nễ trọng hay tin tưởng, cương nghị.

+ Gò má (lưỡng quyền) nảy nở và có thần, thấy vững chắc; kết hợp với cằm nở, trái mũi to (chủ về hậu vận tốt đẹp).

+ Lòng bàn tay rộng, rắn chắn. Ngược lại, rất kỵ đàn ông bàn tay mềm, nhũn, yếu đuối, lòng bàn tay nhỏ, nông cạn và mềm.

+ Hướng bước đi thẳng, không giao động, có thể nhanh hay chậm là tùy (căn cứ vào từng tình huống cụ thể), nhưng cảm thấy vững chắc, ổn cố, lưng thẳng, tướng đi có thần khí, hiên ngang, chân tới trước, thẳng rồi người mới tới sau (Tuy nhiên, cần phân biệt cho rõ giữa: có dáng đi thần khí hiên ngang với người cố tạo vẻ hiên ngang, tưởng là hiên ngang, nhưng thực chất là biểu hiện ngay sự ngụy tạo, tự cao – tự tin thái quá và không đúng cách, hống hách, không coi ai ra gì, dễ gây thiếu thiện cảm).

+ Dám quyết (quyết đoán) và dám chịu trách nhiệm. Ngược lại là thường không dám quyết và đặc biệt là không dám chịu trách nhiệm, luôn tỏ ánh mắt khinh nghi trong bất cứ trường hợp nào, nói năng khinh xuất và thường chỉ thích nói về chuyện nhàn hạ.

+ Thương yêu, rộng lòng, bao dung, tin tưởng, không chèn ép đối với người dưới; Nhưng không nịnh bợ, luồn cúi kẻ trên. Ngược lại, là kẻ hiếp đáp, “dùng quyền” cực đoan đối với người dưới; nhưng lại nịnh nọt, luồn cúi kẻ trên.



III. NHẬN DIỆN NHỮNG KẺ KHÔNG THỂ TIN TƯỞNG ĐƯỢC

Nếu một người có từ 05 dấu hiệu sau đây trở lên, thì không thể tin tưởng được, không nên kết thân, giao tiếp, hay quan hệ - trừ khi đủ bản lĩnh, trí tuệ, “cao cờ” sử dụng cái không đáng tin của họ cho mục đích riêng:

1.    Ưa hất hàm, đặc biệt là khi nói hay sai khiến ai.

2.    Ưa ngoái lại sau, khi đi thường nhìn lại phía sau dù không ai nhìn hay đi theo.

3.    Tay luôn ngoái mũi, nhay nhỏ lông mũi.

4.    Ưa búng ngón tay, dúng ngón tay tạo ra tiếng động bốp bốp nhất là khi sai khiến ai hay đắc ý.

5.    Ngồi gác chéo chân, nhất là vừa gác vừa rung đùi.

6.    Ngồi xe dang đùi, khi đi xe dù không có gì cản trở nhưng hay chân dang ngang như cánh chim.

7.    Đứng hay nghiêng ngã.

8.    Tư thế đột biến.

9.    Chân mày châu nhau.

10.                      Mũi cắt.

11.                      Mở mắt khi hôn.

12.                      Nhắc lại câu hỏi trước khi trả lời.

13.                      Mắt không bao giờ nhìn thẳng, luôn liếc xéo, nhìn lên, nhìn xuống.

14.                      Miệng nói với người khác mà ánh mắt sáng láng, giảo hoạt lại hướng về phía khác hoặc nhìn lên.



IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ THÔNG THƯỜNG VỀ XEM CHỮ VIẾT, CHỮ KÝ

Những chú ý đầu tiên :

+ Trước hết : Ông cha ta nói : « nét chữ nét người », « người sao chữ vậy » là ý nói rằng : nét chữ là cái hình thức thể hiện nội dung con người. Vậy nên, hình thức có thể phải ánh đúng, hoặc không đúng nội dung ; không phải lúc nào hình thức cũng phản ánh đúng nội dung.

+ Thứ hai : Xem chữ, là xem chữ và xem nét chữ. Chữ và nét chữ là hai vấn đề khác nhau.

+ Thứ ba : « Rèn chữ - rèn người » - Cần được hiểu là lấy « rèn người » làm mục đích ; còn rèn chữ là phương pháp, cách thức để rèn người. Không nên lẫn lộn cái mục đích với cái phương tiện, công cụ ; đừng lấy cái công cụ, phương tiện làm mục đích. Tuy nhiên, rèn người, rèn như thế nào, người như thế nào, thì lại phản ánh tương đối qua nét chữ. Có thể đánh giá tiến độ việc rèn người thông qua nét chữ. Vì vậy cho nên, con người thay đổi, thì nét chữ thông thường cũng thay đổi theo.

+ Thứ tư : Không nên quả quyết bất cứ về vấn đề gì, phải kết hợp với việc xem nhiều loại khác như : tâm lý (tính tình và tính cách), xem tay (tướng tay và chỉ tay), xem tướng, ảnh hưởng giáo dục từ nhỏ, các điều kiện lịch sử và xã hội… Phải có một cái nhìn toàn diện, biện chứng.

+ Thứ năm : Cần sáng suốt để phân biệt cái chung, cái riêng, cái đơn nhất, cái ngoại lệ, cái yếu tố tác động.

+ Thứ sáu : Hãy viết lại giống y như những nét như họ đã viết hoặc đã ký, được chừng nào hay chừng đó - đó là cách tốt để có được cảm giác trong tâm lý người đó, từ đó đưa ra những phán đoán phù hợp.

+ Thứ bảy : Thông qua chữ viết, một phần cũng có thể phán đoán sơ lược về kết cấu bàn tay, một số đặc điểm về bàn tay của người có chữ viết đó.

+ Thứ tám : Hãy xem khi chưa bị chi phối bởi yếu tố chủ quan nào. Xem cho người chưa từng quen biết và giao tiếp, dễ hơn rất nhiều khi xem cho những người mà ta đã từng giao tiếp, dù chỉ là một lần.



 Tất cả những vấn đề sau đây, chỉ là tương đối mà thôi ! Và tuyệt đối không nên suy luận ngược lại !

1. Thông thường nhất. Viết chữ ngã về bên trái : là người bướng bỉnh, hướng nội và bảo thủ. Viết chữ ngã về bên phải : là người dễ bị kích thích, dễ bị thuyết phục, có xu hướng hướng ngoại ; còn có thể dễ bị lay động hay « nghiêng ngã » hay không lại phụ thuộc vào các yếu tố khác (những sự khắc chế như : tướng tay nói lên bản lĩnh (qua bàn tay hình vuông hoặc chóp nón, ngón cái và gò kim tinh vững chắc) ; chân mày cứng cõi, có thần ; thần khí ổn định…). Chữ viết đứng thẳng : người ngay thẳng, có thể bộc trực, sống có nguyên tắc, nề nếp, kỷ luật - nét chữ của người quân tử.

2. Viết mà ấn mạnh nét bút : sự sung mãn về sinh lực ; làm việc đến nơi đến chốn ; có thể kèm theo cả tính nóng nẫy, hà khắc. Tuy nhiên, cũng có thể tùy vào độ nhấn mà cho những phán đoán khác nhau : Người bỏ quá nhiều sức lực vào cây bút khi viết nhấn mạnh xuống thì người đó là có thể mang tâm tâm lý hung hăng, thiếu vững vàng. Người viết khi nhấn bút trung bình là người điềm tĩnh biết kiềm chế bản thân và có khiếu hài hước. Người khi viết mà nhẹ nhàng trên trang giấy là người luôn cảnh giác đa cảm. Còn người viết có độ nhấn không đều thường là người có cá tính không vững vàng, hay thay đổi tùy theo sắc thái tình cảm. Khi một người đang viết bỗng đột ngột nhấn mạnh bút một số chữ, thì đó là lúc họ rất tâm đắc hoặc muốn mình phải chú ý về nội dung mà chữ đó mang theo. Độ gạch chú trong những trang sách, độ đậm nhạt, cũng có thể cho thấy chủ nhân, người đọc hiểu vấn đề đó sâu sắc bao nhiêu, có tâm đắc hay không, hay chỉ đọc “làm kiểng” mà thôi.

3. Người viết trong điều kiện giấy không có kẻ hàng mà vẫn ngay thẳng một cách tự nhiên, dù không được trui rèn hay thủ thuật : tính tình trung thực, thẳng thắng ; kiên định ; cũng có thể là người có năng khiếu nghệ thuật.

4. Chữ viết nhìn vào thấy những nét sắc sảo : người sâu sắc, tinh tế, thông minh. Nhưng nếu nét quá sắc sảo thì cũng có thể dễ dẫn đến « thất thời » trong cuộc sống.

5. Người viết chữ mô phạm, rõ ràng như tập viết : tính tình mô phạm, thiếu sự đột phá sáng tạo, tính cách thiếu những nét đặc trưng, có thể thiếu cá tính tích cực; đôi lúc chấp nhặc.

6. Vùng chữ: Dựa vào độ cao của nét chữ có thể chia ra thành: rất cao, cao vừa phải, thấp hay là thấp vừa. Tất nhiên, việc chia ra như vậy có vẻ như chỉ đạt được mức độ chính xác tương đối. Chữ viết càng cao thì người viết đó có óc tưởng tượng phong phú và có tâm lý duy tâm. Chữ viết ở độ cao trung bình thì người viết đó là con người sáng suốt, thực tế. Người viết chữ thấp là người quan tâm đến yếu tố vật chất hơn là tinh thần.

7. Hướng chữ: Những người có chữ viết nghiêng về bên trái là người sống có nội tâm, luôn suy nghĩ. Nghiêng về bên phải là những người thích hướng ngoại, sống sôi nổi, thích làm việc. Người viết chữ đứng là người sáng suốt, cẩn thận, tự chủ.

8. Cỡ chữ: Người viết chữ lớn là những người có tính thích ngao du. Viết chữ trung bình là người có tính tự chủ tốt, có năng lực học tập, trong công việc thường tập trung cao độ. Người viết chữ nhỏ thường là các nhà khoa học nghiên cứu, người hay suy nghĩ cẩn thận, chín chắn trong công việc.

9. Hình dáng: Đây là đặc điểm dễ nhận ra của một kiểu chữ, chữ viết có góc cạnh nhọn sắc là người thông minh, biết giữ im lặng. Người viết chữ có vòng cong thì tinh thần nhiệt tình trong công việc, yêu nghệ thuật, âm nhạc, văn hóa. Người viết chữ rộng khoanh tròn thể hiện là người lười biếng, tính vị tha, vui vẻ thân thiện, thích xã giao nhưng luôn nghĩ về gia đình. Những người viết kiểu chữ vòng ngược lại phía trước hay có những móc về bên trái là những người có cá tính mạnh mẽ, kiêu ngạo.

10. Đường nền: Là đường tạo bởi chân các con chữ với nhau thành một đường kẻ. Đường nền hướng lên cao là người có lạc quan, nhiều hoài bão, nhưng dễ bị kích động, phấn khích. Nếu đường nền đi xuống thì tính tình của người viết khép kín, bi quan. Nếu đường nền đi ngang qua trang giấy là loại người sống có nguyên tắc, kỷ luật và quyết đoán, mạnh mẽ trong cuộc sống riêng tư.

11. Tốc độ: Người viết nhanh, chữ đơn giản, nhỏ là người thông minh, có tài, tính quyết đoán, tâm lý thoải mái, dễ hòa nhập. Người viết chậm là người cẩn thận sống có nề nếp, tự chủ. Người viết chữ nhanh, ẩu : tính tình nóng vội, không trọng hình thức, khảng khái, không chấp nhặc tiểu tiết ; có thể tương đối thiếu nề nếp trong sinh hoạt ; nếu chu. Người viết chữ mà điềm tính, cẩn trọng (có thể xấu hoặc vẫn sắc sảo – khác đẹp - là tùy) thì tính tình cũng điềm tính theo. Người chữ viết quá cầu kỳ, chau chuốt, hình thức nhưng lại thiếu đi những nét sắc sảo thì tính tình cũng cầu kỳ, trọng hình thức theo, nếu thiếu những nét sắc sảo thì có thể thêm cả việc thiếu sâu sắc. (Chú ý : chữ đẹp không đồng nghĩa với sự sắc sảo của nét chữ ; sự sắc sảo của chữ cũng khác sự sắc sảo của nét chữ ; « chữ » và « nét chữ » có nội hàm khác nhau, « chữ » thiên về bố cục chung. « nét chữ » thiên về độ sắc nét, sắc sảo trong độ đậm nhạt hay đường nét trong chữ).

12. Chữ viết hoa: Chữ viết hoa mà rộng là người viết có tính cách khoa trương. Nếu viết hoa chữ nhỏ là người khiêm tốn. Còn người viết hoa trung bình là người cân bằng trí tuệ và tình cảm. Nếu viết hoa cao mà hẹp là người có tâm lý tốt nhưng khó hòa hợp, dễ thất bại. Người viết hoa to mà vòng cung chỉ ra con người có nhân cách lịch sự hòa nhã. Chữ hoa viết luôn một nét cho thấy người không chịu lãng phí thời giờ, việc gì muốn làm cho đến đích ngay mới chịu . Chữ hoa viết bắt đầu bằng một nét rộng chỉ người luôn luôn giữ ý, giữ thế thủ trong mọi việc, để có những bước đi vững chắc.

13. Chữ viết càng đặc biệt, khác người thì càng thể hiện đó là người có cá tính, có những nét riêng, đặc biệt, khác người.

14. Người mà nét chữ đang dần hoàn thiện, chưa ổn định – là người còn đang rèn bản thân, chưa thật sự hài lòng và định hình chắc chắn về con người mình ; có ý chí cầu thị và học hỏi (nhất là khi tuổi còn trẻ).

15. Người mà có thể viết nhiều chữ và nét chữ khác nhau đến nỗi để gần mà vẫn không nhận ra là do một người viết (mà không phải là do trui hèn cùng bản năng để phục vụ cho một mục đích nào đó): đây là người rất dễ « thích nghi » và khéo « đóng kịch », có nhiều « bộ mặt » khác nhau, là người « đa nhân cách ». Tùy mục đích và trong những trường hợp nhất định, họ có thể là người tốt hoặc xấu. Quan trọng là, không nên quả quyết ngay về con người này, vì họ còn có những vấn đề, « thế giới » nội tâm ta chưa thể biết hết được. Khi một người đa nhân cách, thì thường họ có sức cuốn hút.

16. Một cách tương đối : Người mà chữ tương đối dễ đọc, thì tương đối dễ hiểu và đánh giá. Người mà chữ càng khó đọc, thì càng khó để hiểu đúng ; và họ cũng có thể là người có óc tư duy cao.

17. Người viết mà các chữ nhìn chung đều tròn, thì thường là người thông minh.

18. Người viết mà các chữ quá khít với nhau, các chữ « a » hay « o » đều khít, không có phần hở trên đầu - Thì thường là người ích kỷ, keo kiệt.

19. Người viết mà chữ « m » với những nét chọn, và nét đầu tiên của chữ « m » luôn cao vượt hơn các nét còn lại trong chữ, thì thường là người tự cao ngầm.

20. Người viết mà các chữ « a » , « o » , « g », « b » có phần trên hở - là người kín đáo, tiết kiệm, dè dẹt trong lời nói.

21. Những dòng chữ viết mà theo hướng đi lên là người có hoài bảo.

22. Chữ « t » thường mà bao giờ dấu gạch ngang cũng ở phần trên đầu – là người chủ động. Tính « ăn chắc, làm thiệt », bản lĩnh cũng có phần thể hiện ở nét gạch ngang chữ « t » mạnh, rõ, dứt khoát, ở phần đầu chữ. Chữ « T » hoa, mà dấu gạch ngang cách cao trên đầu, không dính, có thể là người hay « mơ mộng », có khi thiếu tính thực tế. Dấu gạch mà nhiều về bên trái, là thiên về thực tế ; dấu gạch mà thiên về bên phải, là người thích mơ mộng và lãn mạng hơn.

23. Nét chữ xương xẩu : Biểu tượng người có tánh hay gây hấn, thù nghịch hay nói hão huyền .

24. Nhữn dấu móc : Bắt đầu bằng những nét móc ra sau từ chữ viết hoa chỉ người hay đặt điều, chần chờ, thêu dệt. Dấu hất móc ra sau ở cuối những chữ cho thấy người ngoan cố và tiết kiệm .

25. Người viết mà bắt đầu luôn bắng dấu đánh xéo lên để khởi đầu, thường là người biết « lo trước » chu đáo. Có ngược lại hay không thì chưa thật sự rõ.

26. Chữ ký mà có gạch ngang khá thẳng, khá dài ở dưới là người có ít nhiều cao ngạo.

27. Người viết mà nét tạo bụng chữ « g » thường và bụng chữ « g » thường to, đánh lên điệu đà, kiểu cách – là người lãng mạn, lãng tử.

28. Người viết chữ « i » mà dấu chấm ở cao quá là người mơ mộng. Dấu chấm ở sát thân là người thực tế. Dấu chấm ở trước thân chữ là người tự do, thoải mái. Dấu chấm ở sau thân chữ là người nhanh nhẹn, tháo vát. Dấu chấm mạnh quá là người dễ nóng tính. Dấu chấm nhẹ quá là người ưa nhẹ nhàng. Càng quên không đánh dấu chấm nhiều chữ « i » bao nhiêu (trong một trang viết tay), là người càng nói, làm trước quên sau bấy nhiêu, chỉ nghĩ đến cái bao quát mà quên đi cái chi tiết, nhiều khi những chi tiết đó lại rất cần thiết, rất quan trọng.

29. Đường nét chữ ký thanh thảng tự nhiên không cong quẹo, rung rẩy , ngập ngừng hay đứt đoạn lệch lạc: Những chữ ký nào có nét ấy là những chữ ký của những người ngay thẳng đàng hoàng, người cao quí và thường có tiền của. Những chữ ký này đôi khi dễ đoán ra tên thật.

30. Chữ ký có đường nét ngập ngừng, run, nhiều dấu móc, có vẻ chần chừ, rời rạc, chậm chạp và nối với nhau bởi những đường nét vụng về là chữ ký chỉ rõ hạng người không dứt khoát.

31. Chữ ký có những đường nét vòng vo như khoanh lấy một số chữ là biểu hiện của người dể bị phạm luật pháp, tù tội, vất vã.

32. Chữ ký có những đường nét vòng vo như khoanh lấy một số chữ là biểu hiện của người dể bị phạm luật pháp, tù tội, vất vã.

 33. Chữ ký có những nét nhọn cắt nhau, nghiên đổ, có nhiều vòng tròn bao lấy và không đều (to, nhỏ, không thẳng hàng) thì đó là chữ ký của những người bệnh tâm thần.

34. Chữ ký có đường nét ngang ở trên và dưới. Ngoài ra các chữ nằm giữa 2 nét trên dưới ấy có khi tạo thành một đoạn thẳng dọc xuống song song thì đây là mẫu chữ ký của người có óc nhìn đời rất thực tế , biết làm ăn, vững chắc.

35. Chữ ký mà những nét dọc chạy xuống cắt đường gạch dưới đít chữ ký là người bị thất bại chua cay .

 36. Chữ ký có đường kéo xuống không cắt đường gạch dưới thường là chữ ký của người có công ăn việc làm lưng chừng. Tâm tính cũng vậy. Hay bỏ lỡ cơ hội, khó đi đến thành công.

37. Chữ ký có nét ngang phía trên đầu (ngắn) thì đây là người không nhất tâm, mau thay lòng đổi dạ.

38. Chữ ký của người hay bị cản trở, đau khổ, và bị kẻ dưới ganh ghét, hãm hại thường có hai đường dọc thật ngắ n cắt lấy đường ngang dưới.

39. Chữ ký có sự thay đổi công ăn việc làm hay chấm dứt công việc. Cuộc đời không xuông sẽ thường có dấu chấm chính giữa.

40. Chữ ký như bị gạch bỏ, chỉ người hấp tấp, hay căm giận, ghét, tức tối, thần kinh bị kích động, bị xáo trộn . Người hay tính chuyện trả đũa đối phương. Nếu nét cuối chữ ký quay lại cắt ngang chữ ký thì đây là người hay thất vọng, chán đời, chua cay, khinh bỉ mọi sự đến độ gàn bướng .

41. Chữ ký có những đường nét lên xuống, to nhỏ không đều, không thẳng hàng: đây là chữ ký của những người hay lo nghĩ, bồn chồn, hồi hợp.

42. Chữ ký có dấu chấm phía trên: người có vấn đề tinh thần ảnh hưởng lớn lao trong cuộc sống. Nếu cuối chữ ký có dấu chấm thì đó là dấu hiệu có sự cản trở ngăn chặn. Nhưng chính bản thân người ấy cũng thường hay dứt khoát, chấp nhận sự việc hay vấn đề một cách máy móc.



V. NHẬN DIỆN TÂM LÝ TỪ NHỮNG CÁI “BẮT TAY”

(Đây là tôi “Trích nguyên văn” ý kiến của Tác giả Nguyễn Đình Phúc trong cuốn “Tiếng nói của bàn tay”, NXB Văn hóa Thông tin, Hà nội, 2005, từ trang 383 đến trang 387).

1. Bắt tay giữa cấp trên và cấp dưới

+ Nắm phải bàn tay bất động, lạnh như băng giá, gần như chết, không còn một xúc cảm gì, chìa ra: đó có thể là bàn tay của người đang hấp hối, không con sinh khí gì nữa, nhưng, đó lại có thể là bàn tay của người có chức có quyền, ỷ vào cương vị của mình, coi thường cấp dưới (người được bắt tay). Người đó thường hống hách với cấp dưới nhưng lại xun xoe, nịnh bợ cấp trên và sẵn sàng làm trâu ngực cho các cấp cao hơn một cách kính đáo, tế nhị.

+ Bàn tay của cấp trên bắt bàn tay của cấp dưới bằng cách bóp chặt, có thể có nghĩa là: Mình đây nhé. Cấp trên đầy quyền uy của cậu đây nhé. Nếu kèm theo cái cười nữa miệng, có nghĩa là: Được bắt tay mình, cậu hài lòng chứ? Và, nếu lại kèm theo một cái nháy mắt nữa, lại có nghĩa là: Đấy. Mình cũng bình dân đấy chứ? Mình vẫn lưu ý đến cậu. Đừng lo.

+ Tay phải bắt tay cấp dưới khá chặt, tay trái vỗ vỗ vào vai người được ban ơn, có nghĩa là: yên tâm. Yên tâm nhé. Mình vẫn lưu ý đến cậu đấy.

+  Bắt tay cấp dưới, tay trái vỗ vỗ vào lưng, miệng lại cười cười cùng với đầu gật gật, có nghĩa là: Cảm ơn. Cảm ơn nhé. Mình ghi nhớ việc tốt đẹp này cậu đã làm cho mình.

+ Vừa bắt tay vừa hất hàm như hỏi cấp dưới, có nghĩa là: Thế nào? Cậu hài lòng chứ? Cậu có quên không đấy?  - Về những chuyện chỉ hai người mới biết với nhau.

+ Bắt tay cấp dưới không nhiệt tình lắm, mắt lại nhìn như đe dọa với cái đầu hơi gật gật, có nghĩa là: Hãy coi chừng hoặc liệu hồn đấy.

+ Bắt tay cấp dưới vừa hất nhẹ ra với cái cằm hất lên, có nghĩa là: Thôi. Đi đi. Liệu đấy.

+ Bắt tay cấp dưới khá nhiệt tình và hơi lắc lắc, với cái nhìn triều mến, cái cười bao dung và cái gật đầu hài lòng, có nghĩa là: Nhớ làm cái đó (cho mình) đi nhé. Mình không quên cậu đâu. Hoặc lại còn có nghĩa là: cậu khá lắm. Cậu được việc đấy. Mình sẽ lưu ý tới cậu.

+ Khi bắt tay cấp dưới lại thấy họ đưa ra cả 02 tay ra mà nắm lấy tay mình: Thật là vinh dự cho em quá. Em không dám quên ơn anh đâu ạ! Hoặc có nghĩa khác là: Anh lưu ý giúp em nhé? Anh thấy đấy, em “chơi đẹp” đấy chứ? Em sẽ còn “chơi đẹp” hơn thế nữa cơ. Anh hãy tin em. Nếu họ lại có thêm cái đầu kính cẩn quá đáng nữa thì đó có thể là một con chó trung thành với chủ, một tên xu nịnh, hoặc trái lại là một tên ranh ma, quỷ quái, dễ đi tới phản chủ khi hắn lại có kèm theo cái đảo mắt chớp nhoáng (hạng cao thủ) hoặc cái nhìn trộm, lấm lét (hạng ti tiện) kèm theo.

+  Bắt tay cấp dưới mà thấy bàn tay của họ cứ bám lấy bàn tay mình, không muốn rời ra nữa, có nghĩa là: Em xin ghi nhớ, tạc dạ công ơn của anh đối với em. Hoặc còn ý nghĩa khác là! Em xúc động quá, chẳng biết đền ơn anh bằng cách nào cho xứng đáng với sự quan tâm của anh tới em đây?

+ Khi cấp dưới bắt tay mình rồi, còn đi giật lùi trở ra, không dám quay đầu và ra đi tức khắc, có nghĩa là họ đang tỏ lòng kính yêu, mến phục và sợ hãi mình. Và họ vừa đi giật lùi trở lại, vừa cúi đầu, ngẩng đầu lên xuống, có nghĩa là họ vừa sợ uy quyền của mình vừa muốn tỏ rõ là sẵn sàng làm thân trâu ngựa, nhẩy vào lửa nếu mình ra lệnh (họ sẵn sàng chờ lệnh). Nhưng nếu họ lại lấm lét nhìn lên, nhìn ngang hoặc nhìn trộm mình rất nhanh với đôi mắt giảo hoạt có nghĩa rằng đó là tên phản chủ có ngày, phải cảnh giác với nó.

+  Nếu bắt tay cấp dưới mà thấy người đó cười nhăn nhở, kèm thêm giọng lưỡi ba hoa, bá láp, có nghĩa rằng đó là một tên sỏ lá, ba que, dễ tâng bốc chủ lên tận mây xanh và cũng dễ hạ chủ xuống tận bùn đen, đáy vực.

+ Nếu bắt tay cấp dưới, mà thấy họ có bàn tay và dáng điệu cứng đơ của cả người, có nghĩa là anh ta rất có kỷ cương, trật tự, trên ra trên, dưới ra dưới, làm mọi việc như con người máy, trung thành với cấp trên nhưng hầu như không có óc sáng tạo, không có chủ động tính.

+ Khi bắt tay cấp dưới, thấy anh ta có bàn tay làm duyên, màu mè với dáng điệu kiểu cách, quá lịch sự, có nghĩa là họ vẫn phục tùng mình nhưng cũng vẫn nói xấu mình, dễ bán rẻ mình khi có hoàn cảnh và điều kiện thuận lợi. Kẻ đó thích làm việc theo kiểu hoa hòe, hoa xói, khoa trương, lãng phí, thích hình thức.

+ Khi bắt tay cấp dưới, thấy họ dụt dè, e ngại, đó là người bạc nhược, kém đấu tranh, không được việc, nếu lúc đó mình cảm thấy bàn tay họ mềm, mỏng, thiếu sinh khí. Nhưng, nếu bề ngoài, thái độ bắt tay của họ ra vẻ dụt dè, ái ngại, nhưng bàn tay họ lại dầy, cứng rắn, khỏe mạnh, có nghĩa là họ đang đóng kịch với mình, đang lừa dối mình, đang núp dưới cái mặt nạ vô hình là dút dát.

+ Khi bắt tay cấp dưới còn thấy họ nói thêm về việc này việc nọ, người này người kia, đó là kẻ hay kiếm chuyện, ngồi lê đôi mách, muốn tâng công, dễ lừa dối cấp trên bằng cách làm láo báo cáo hay hoặc có thể bán rẻ rủ minh khi có điều kiện để giữ lấy địa vị thấp hèn của mình hoặc được ngoi lên một chức vị khác, không có gì là vinh quang lắm…



BẮT TAY TRONG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI QUỐC GIA

+ Cái bắt tay ngoại giao chặt mà vẫn thoải mái biểu hiện sự hể hả, hài lòng hoặc sự cởi mở có tính chất tự nguyện và chờ đón sự đáp lại của phái bên kia.

+ Cái bát tay mạnh với nét mặt đanh thép là muốn rỏ rõ sự nghiêm nghị, sự dứt khoát, sự không thay đổi quan điểm, quyết định và có thể cả sự không hài lòng nữa.

+ Cái bắt tay hờ hững, nhặ nhẽo không hứa hẹn một điều gì tốt đẹp. Đó có thể là biểu hiện của kẻ đang ở thế mạnh, chủ động hoặc là của sự nghi ngờ, không hài lòng, không chờ đợi đi tới kết quả.

+ Cái bắt tay nhanh, gọn, lướt qua, có nghĩa là hìn thức (ngoại giao) nó thế thì phải thế, hoặc là, bắt tay khá lạnh, kèm thêm tiếng cười nói hồ hởi có khi vẫn là nghi lễ xã giao, nhưng có kèm theo nghĩa là: Tôi sẵn sàng quan hệ với anh (nhưng bao giờ quan hệ và quan hệ thế nào còn là chuyện sau này) hoặc là tôi với anh vẫn có thể không quan hệ với nhau những cũng không có gì phải làm hại nhau.

+ Bắt tay xong, kèm theo hôn đi hôn lại má bên này, bên kia, có khi chỉ có ý nghĩa xã giao thông thường (sau một sự ký kết gì đó, hoặc sau những lời chúc tụng). Nhưng, tron lúc ôm nhau để hôn, nếu còn kèm theo động tác vỗ vỗ ở sau lưng có nghĩa là: hài lòng, muốn tỏ sự thân thiện, thiện ý hợp tác.

+ Bắt tay chặt, nhìn thẳng vào mặt nhau, với cái mỉm cười lịch sự, có nghĩa là: Nào. Ta làm thủ tục đi rồi vào việc (đàm phán, ký kết) hoặc có ý nghĩa khác như: Thế là xong. Mọi việc như thế đấy (có thể là tốt tới mức độ nhất định hoặc là xấu cũng ở mức độ nhất định).

+ Cùng bắt tay, cười, nói hồ hởi, khi từ giã còn vẫy tay theo, đó là dấu hiệu tình cảm thắm thiết trao cho nhau. Nhưng, giơ tay cao hay thấp, vẫy nhiều hay ít, mạnh hay nhẹ cũng là cái thước đo mức độ tình cảm, và, tư thế cao thấp của mỗi đại diện.

+ Bắt tay rõ ràng, rứt khoát, với thái độ lạnh lùng rồi quan ngoắt đi, có nghĩa là: không hài lòng, không bằng lòng, tỏ ý bực bội hoặc phản ứng ra mặt…

+ hk – Bắt tay dùng ngón cái đè mạnh, bóp chặt cả tay như muốn ôm trọn tay đối phương – tỏ ý chủ động, “chiếu trên”.

BẮT TAY – ĐOÁN NGƯỜI

+ Bắt một tay dầy với những múi thịt đầy đặn (gò Kim Tinh và gò Thái Âm) nổi lên trong lòng bàn tay mình, cùng với những ngón tay chắn chắn, dày đặn: đó là người khỏe mạnh, đầy sức sống (nếu không nói là thừa), có thể và sẵn sàng đem sức lực của mình ra làm những việc cần tới cơ bắp hoặc bảo vệ, bênh vực kẻ yếu. Nếu là bàn tay của kẻ xấu, họ sẽ dư sức để lao vào những việc làm đầy khó khăn, mạo hiểm, thậm chí phi pháp nữa.

+ Bắt tay một bàn tay mỏng, gần như dẹt, mềm, yếu, gần như không có sinh khí, nằm gọn trong lòng bàn tay của mình: đó là người thiếu ý chí kiên quyết, dễ sống an phận thủ thường, không dám đấu tranh, vùng lên, không ưa cuộc sống sôi động, không thích những nơi công cộng, quá đông người, muốn sống một cuộc đời phẳng lặng (hoặc cô độc), xa lánh mọi người, nhưng, cũng muốn có bạn tâm giao để thổ lộ tâm tình, với những nỗi vui buồn nho nhỏ hoặc được đắm mình trong những trang sách lãng mạn, đầy thơ mộng.

+ Bắt một bàn tay nung núc những thịt (mềm không rắn) và bóng nhẫy: đó là người ưa những thú vui nhục dục, ăn uống, tiêu xài thoải mái.

+ Bắt một bàn tay gần, lủng củng những xương: đó là người khô khan, ít quan tâm tới vật chất (dù là người giầu có cũng thích tiêu xài tằn tiện hơn là hoang phí) hoặc ngược lại, họ là người đam mê nhiều thứ với lòng kiêu hãnh và cả sự ghen tuông đố kỵ nữa.

+ Bắt một ban mà thấy như có một lỗ hổng (do gan bàn tay trũng) với cảm giác rằng bàn tay đó mảnh mai: đó là người có một cuộc sống khó khăn, với nhiều thất bị, nghèo túng. Đôi khi lại còn là bàn tay của người thiếu nghị lực và không biết cách làm ăn nữa.

+ Bắt một bàn tay rộng, bề thế, chắc chắn: đó là người tháo vát, khéo xoay xở và có đầu óc phân tích để đi tới kết quả.

+ Bắt một bàn tay mà có cảm giác nó dài ngoẵng: đó là người có năng khiếu, biết tổng hợp.

+ Bắt một bàn tay mà có cảm giác là gan bàn tay đó quá đầy đến độ lấn át cả sự hiện diện của các ngón tay: đó là người có nhiều thí tính hơn là trí tuệ, vật chất hơn là tinh thần.



Trên đây là những thu thập bước đầu của hố khô !

Hố khô!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét