Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

TRÍCH DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG TÁC PHẨM “THUẬT HÙNG BIỆN” CỦA GS. HOÀNG XUÂN VIỆT


TRÍCH DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG TÁC PHẨM “THUẬT HÙNG BIỆN” CỦA GS. HOÀNG XUÂN VIỆT

(Hoàng Xuân Việt: “Thuật hùng biện”, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2000).

Tôi, hiển nhiên, là một kẻ ngu dốt, tầm thường và thông tục; và có “ảo vọng” đến mức nào tôi cũng chẳng bao giờ dám mơ được có cơ hội dùng đến cái “thuật hùng biện”.

Nhưng, các bạn trẻ của chúng ta, những con người ngoài tôi, là những con người đầy tài năng, trí tuệ, và có tâm hồn lớn lao. Và trong số đông đảo những con người tài năng ấy, có lắm bạn trẻ hiện tại chưa có điều kiện cầm được trên tay cuốn “Thuật hùng biện” của Giáo sư Hoàng Xuân Việt  - vì nhiều lý do khác nhau.

Tôi lên mạng, vì tất cả đều hiểu quyền sở hữu trí tuệ, nên chẳng chủ thể nào vi phạm cả.

Vì tất cả những vấn đề trên, một lần nữa, tôi đành “vi phạm” vậy!

Kính thưa Nhà xuất bản Thanh niên! Kính thưa Giáo sư Hoàng Xuân Việt! Tôi, dù là kẻ thông tục, hèn mọn, nhưng cũng không phải là kẻ hèn mọn đến mức – như Giáo sư đã từng nói – “Ăn xong rồi quẹt mỏ”.

Tác phẩm quá hay! Tôi cảm được cái “sôi sục” và “hừng hực lửa” của Giáo sư trong từng từ, từng câu.

Tôi hoàn toàn không mang một ác ý gì, không một tính vụ lợi nào, và cũng chẳng có đủ trí mà “lách luật”, nên đành nói thật: Kính mong Nhà xuất bản Thanh niên và Giáo sư Hoàng Xuân Việt cho phép tôi được “trích dẫn” một số nội dung mà tác phẩm “Thuật hùng biện” đã đem lại cho cuộc đời! Để những bạn trẻ đầy tài năng của chúng ta có điều kiện tiếp cận và “ấp ủ” những cái là cơ bản và nguyên lý. Tôi tin, là khi có điều kiện, các bạn trẻ sẽ “tậu” một cuốn cho riêng mình.

Chính vì yêu nội dung của sách, mà yêu luôn tất cả cái “xác” của sách, rồi có luôn cái “ích kỷ sở hữu riêng” nữa.

Vì vậy cho nên, tôi tin, việc tiếp cận khởi đầu và sơ lược nội dung của sách không những ảnh hưởng tiêu cực đến việc “thương mại” của sách, mà còn có tác dụng “marketing” tích cực về sách. Từ đó, có tác động tích cực đến việc “thương mại” và “truyền bá” những tư tưởng “siêu quần” của sách.

Kính mong sự đồng ý, thấu hiểu! Kính cẩn nghiêng mình và gửi lòng cảm ơn khôn xiết, chân thành!

Tôi chẳng dám đề trang và trích dẫn bố cục “mục lục” của sách. Tôi chỉ xin thuần túy trích dẫn mà thôi:



THUẬT HÙNG BIỆN

(Hoàng Xuân Việt)

“………

HÙNG BIỆN LÀ GÌ?


Guénard bảo : « Hùng biện gần như nằm trọn trong quả tim và trí tưởng tượng ».


La Bruyere nhắn bạn rằng : « Hùng biện là nghệ thuật, dùng lời nói làm chủ những tinh thần và những quả tim ».


Và tin tưởng sức lôi cuốn của lời nói nên Mirabeau bảo : « Tất cả bí quyết của thuật hùng biện là đam mê ».


BẠN NGHĨ SAO ?

Hễ một trăm nhà tư tưởng, thì có đến 99 cộng một ý kiến khác nhau về môn nói !


… Vậy bốn yếu tố căn bản cấu thành nghệ thuật hùng biện, người ta có thể nhấn mạnh là :

1)   Tư tưởng sâu sắc…

2)   Ngôn từ diễm lệ…

3)   Điệu bộ hấp dẫn…

4)   Chinh phục thính giả…


HÙNG BIỆN PHẢI CHĂNG LÀ THIÊN TÀI ?


Vậy hai điều kiện tất yếu để thành hùng biện gia là :          

1) Thiên phú hùng biện : Tức là thứ lửa thiêng khó định nghĩa, làm cho lời nói được hơ nóng và lây cảm động đến thính giả.

2) Luyện tập hùng biện…



ĐỪNG LỘN NHÀ TU TỪ HỌC VỚI HÙNG BIỆN GIA

…Cái gì làm cho hùng biện, và tu từ khác nhau ? Khoa tu từ nhằm luyện tập nói lời diễm lệ làm đẹp tai thính giả mà không quan tâm lòng thành thật hay ý tưởng sâu sắc. Nhà tu từ có thể hoạt bát binh vực những điều mà họ không thích nưa hoặc những điều phi lý… Tóm lại, đặc tính của môn hùng biện là ngoài hình thức diễm lệ do môn tu từ cung cấp còn chú trọng nội dung tức là chân lý và lòng chân thành và say sưa chân lý đam mê công ích của diễn giả.

(Với sự hiểu ngu dốt của cái hố khô, nó hiểu đơn giản : Nhà tu từ học là một diễn viên kịch tài ba, đang thao diễn khả năng diễn xuất hình thể, ngôn từ và âm điệu cho hợp với câu từ trong văn bản, chủ đề và lời nói; còn nhà hùng biện là những « con người có cái chân lý » khi được nói – gửi đến mọi người - về những niềm ray rứt, trăn trở, tâm đắc đã được giấu kín trong tâm hồn với cái hừng hực lửa cống hiến, hi sinh và cao cả).

HÙNG BIỆN LÀ MỘT NGHỆ THUẬT


Con người tự nhiên dễ bị lay động bởi cái gì tự nhiên và cũng tự nhiên chán ghét cái giả tạo. Vậy khi gọi hùng biện là một nghệ thuật, người nói hùng biện hàm súc thiên phú được đào luyện bởi nghệ thuật. (hố khô hiểu ngu dốt: Hùng biện, trước hết, hãy « thành ý, chính tâm » trước đã, không có một tâm hồn hết đổi chân thành, bác ái, cao cả, bao dung – thì không nên « hùng biện » ; nói mà để « khoe tài », lên lớp, dạy đời, để « thi » thì không nên « hùng biện » ; sau đó mới nói đến rèn cái « chuyên chở »).


Joseph Folliet nói : « Người ta không thể trở thành hùng biện gia lỗi lạc nếu không có thiên tài yểm hộ. Nhưng bất cứ người nào có thiên tài trung bình đều nhờ luyện tập mà có thể sử dụng lời nói một cách hữu ích và thú vị ». Nghệ thuật hùng biện hiểu nhu vậy gồm hai phần rõ rệt :

a)   Đào luyện ngôn từ diễm lệ, điệu bộ hấp dẫn.

b)   Đào luyện cách lý phục và tâm phục thính giả.

(Theo sự hiểu ngu dốt của cái hố khô : Ngôn từ diễm lệ không đồng nghĩa với ngôn từ bóng bẩy, sáo rỗng, hình thức chủ nghĩa ; điệu bộ hấp dẫn không đồng nghĩa với « đóng kịch ». Cái ngôn từ hay cái điệu bộ, phải là cái bộc phát ra - nhưng cũng là cái « chuyên chở » - từ một cái tâm chân thành và rực lửa. Chứ không hề để ngụy tạo cho một cái tâm lạnh giá, giả dối).


ĐẶC TÍNH CAO CẢ CỦA NGHỆ THUẬT HÙNG BIỆN


… Không cao cả sao được một nghệ thuật mà nhớ đó bao nhiêu tư tưởng cao thâm nhất, có khi huyền diệu nhất,…, bao nhiêu nguyện vọng thiết tha nhất ta cưu mang trong đáy lòng, ta ấp ủ giữ kín như bảo vật, tất cả những cái ấy ta dùng lời nói hoa mỹ rồi bằng tim hơ nóng, bằng óc mê say, nói tắt bằng hồn linh trào tràn sinh khí ta cho truyền cảm lửa thiêng của nội tâm ta vào từng âm thanh để phô diễn hết các điều tâm đắc của ta cho thích giả, để lây cho họ lòng nhiệt huyết…


MỤC ĐÍCH CỦA KHOA HÙNG BIỆN


Không ! Mục đích hùng biện không phải như những tay ngụy biện. Nó là khí giới của những người tâm huyết truyền bá những điều tâm đắc cao cả của mình….


Nhà hùng biện luôn nuôi trong tâm hồn một cái gì mới nói, nói để dạy người nghe những điều họ chưa biết hay biết chưa đủ…


Một diễn giả dù tài học uyên thâm đến đâu, tài biện thuyết quán chúng đến đâu mà nói chạm tự ái thính giả cũng khó thuyết phục họ.


Cần bọc đường ở ngoài để ký ninh dễ nuốt thế nào thì cũng cần dùng những cách nói gây thiện cảm để chân lý được chấp nhận thế ấy.

Không nên so sách diễn thuyết với việc câu cá. Nhưng nếu muốn lưỡi câu mắc vào miệng cá mà bạn phải dùng cục mồi ngon thì khi muốn những điều bạn chi vào tâm trí thính giả bạn phải dùng từ ngữ, kiểu nói, giọng nói, cách nhìn, nét mặt, điệu bộ gây cảm tình. Luật này hình như là luật sắt. Ai bất kể tính chất quan trọng của sự gây cảm tình mà chỉ nói bằng giọng nói ra lệnh cách đáng ghét thì chắc chắn điều họ nói cũng sẽ bị ghét. Bạn có chê thính giả là quá trọng cảm tình, có tính phụ nữ hay gì gì khác, cái đó tùy bạn, mà họ là vậy đó. Muốn họ nghe ta, làm theo ý ta, ta phải làm họ hài lòng.


Nhà hùng biện chân chính biết từ khước trường hợp nói bên vực bất công, tuyên truyền gian xảo. Cũng như khi cần nói thì nhất định tránh các cách làm phật lòng người nghe. Không ai chịu được thứ diễn giả vênh mặt, múa tay, tỏ ra hách dịch. Người ta cũng tởm gớm thứ diễn giả ăn nói ra kiêu căng, công kích tôn giáo này, đả phá lập trường chính trị kia mà bằng lối nói mỉa mai, ngạo nghễ. Một diễn giả bị ghét cũng là diễn giả nói chạm tự ái, ưu khiêu khích tính dễ cảm của thính giả. Đừng bi quan cho rằng ai cũng chực chờ công kích mình và nhìn mình bằng cặp mắt xoi bói mà cũng đừng lạc quan mù quáng, tưởng mình đa tài, lớn quyền to thế rồi muốn nói gì thì nói


… Mà cho đặng lay động lòng người, lòng ta phải rung động trước. Đừng mong khiến ai cảm động được nếu tâm hồn ta khô khan, lạnh lạt hay dùng những lối nói kiểu cách giả tạo, vay mượn…


Rochefoucauld nói : « Nhà hùng biện hoàn toàn hiệp nhất biện lý và tâm tình để chinh phục và lôi cuốn các tâm hồn ».


Nhà hùng biện không nói để mà nói, song nói để nói một cái gì. Cái gì đó là cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ. Chính bản tính của hùng biện đòi buộc nhà hùng biện thể hiện sứ mệnh thiên liêng của mình là truyền thụ những cái ấy vào người nghe. Hành vi ấy là lý do tồn tại của hùng biện…

Chính nội dung quyết định hai phần ba giá trị của hùng biện hay của bất cứ một cuộc nói trước công chúng nào

….



CÁ NHÂN CỦA NHÀ HÙNG BIỆN



« Nhà hùng biện hoàn toàn mà tôi ước mong đào luyện, không thể trở thành như ý nếu như họ không phải trước hết là người thiện. Vậy chẳng phải tôi đòi buộc họ tài cao về lới nói mà còn những đức tính của tâm hồn… »



ĐIỀU KIỆN VẬT CHẤT


Nhưng thiết tưởng diễn giả có bộ phổi lành mạnh thì âm thanh phát ra dồi dào âm hưởng, ai có kinh nghiệm về nghề nói tất nhiên biết, lắm lúc thuyết trình phải đủ hơi để hoặc kéo dài một câu, hoặc lên giọng hay nhấn mạnh. Những chi tiết ấy có ma lực lôi cuốn thính giả hơn. Nhà hùng biện cũng cần có óc não mạnh khỏe, vì ai cung biết chính nó cộng lực với tinh thần gây động lực cho tiềm thức, ý tưởng, phán đoán, suy luận.

Louis Rambaud khuyên nhà hùng biện nên giữ vệ sinh tối thiểu. Đừng ăn quá mau. Săn sóc răng. Ăn nhiều đồ bổ. Ngủ nghỉ đúng giờ. Tránh thức khuya quá độ. Đừng la hét to tiếng vô ích. Nên đi bách bộ để hưởng thanh khí. Những lời khuyên ấy là vàng ngọc.

(hố khô có ngu ý học hỏi được: « chí là tướng của khí » ; ngồi thiền điều hòa nhịp thở ; Làm giống như cách một cụ già đi xe đạp, cách nay 2 năm về trước, trên vĩa hè đường Tô Hiến Thành mặt bên trường Đại học Bách khoa Thành phố vào mỗi sáng sớm : Đứng dang hai chân, hít thật sâu trong khi vòng hai tay lên rồi dừng ở dang hai tay với lòng bàn tay ngữa, ngữa mặt lên (hít thật sâu theo quá trình thực hiện động tác). Sau đó từ từ gập thẳng người về trước,  hai tay cũng theo đó cũng từ từ khép lại đưa về trước song song với nhau,  ép hơi thở qua miệng một cách thật từ từ và thật sâu, ép sát để bụng và lưng với đất là song song ; sau đó cứ làm như thế từ 15 lần trở lên, sẽ luyện được giọng nói đầy âm lượng, vang, trầm hùng – đây là cách thở bằng « hoành cách mạc »).


ĐIỀU KIỆN TINH THẦN

…Mà cho đặng vậy, chính diễn giả phải có óc phán đoán bén nhọn… Diễn giả có óc phán đoán hơn người, vì khi nói trước công chúng, phải hướng đạo oác thẩm định của họ. Nhà hùng biện mà không sáng suốt sẽ bị những thính giả giàu lương tri bực bình. Quintilien nói : « Phán đoán là đức tính chính yếu của hùng biện gia ». (hố khô giải trình : phán đoán là phán đoán tâm, ý, trình độ, thái độ, xu hướng… của số đông thính giả).


Thính giả chẳng những đòi nhà hùng biện hướng đạo phán đoán mà còn đòi buộc nhà hùng biện vừa vô tư vừa tránh thái độ ngoan cố.

Vô tư là, khi bàn luận vấn đề nào, diễn giả có tinh thần khoa học không nói bằng giọng nhồi sọ thính giả, bằng tư tưởng đúc khuôn sẵn mà tư từ giúp họ tìm ra sự thật…

Còn diễn thuyết mà ngoan cố thì chưa nói đã nắm phần chắc bị đả đảo.


ĐIỀU KIỆN TÂM ĐỨC

Lối nói hay, hiểu là phải lẽ, chỉ mới làm cho thính giả phục là đúng thôi, chớ chưa chắc làm cho họ nghe theo nếu diể giả không nói bằng giọng cương quyết và nói không hấp dẫn. Mà cho có hai điều kiện quan trọng này phải có đức hạnh…

… Mình mà không tin mình thì làm sao khiến kẻ khác tin mình. Thính giả biết nhà hùng biện không lương thiện thì còn khốn đốn cho nhà hùng biện hơn nữa vì diễn từ của họ không có văn phong hấp dẫn bởi họ  không có uy tín. Có uy tín, nhiều khi không cần nhiều lời lẽ, nói vừa đủ cũng được nghe nhiều. Còn người mà ngôn hành tương phản, dù tài biện thuyết điêu luyện cao thế nào cũng khó tâm phục thiên hạ…



CÁI « THẦN » LÀ GÌ ?


Bạn hỏi tôi sao vậy ? Người ta trả lời cho bạn và tôi : đó là « cái thần ». Rồi xin bạn đừng hỏi tôi « cái thần » là gì nhé. Tôi xin đầu hàng, không thể giải thích nó được. Nó là toàn thể những cái gì rất phức tạp. Nó ảnh hưởng. Nó gây áp lực thiêng liêng trên người nghe, nó tạo một thế lực gọi là thần thánh trên diễn giả. Bạn có thể nói trên cái thần có các điều kiện về vật chất, tinh thần, tâm đức nói trên. Người khác nói yếu tố cấu thành cái thần của một nhà hùng biện là mắt sáng như chớp, là tiếng lớn, ấm trong, truyền cảm. Phải. Mà có kẻ khác lại nói tại diển giả có tướng oai vệ, vừng tráng cao, râu đậm. Cũng phải nữa. Rồi bạn và tôi nói tại diễn giả của nhà sư, bộ âu phục cắt đúng mốt. Chúng ta có lý. Mà người nói tại cái nhìn bắt hồn thính giả của nhà hùng biện, tại điệu bộ cương quyết, tại khéo nhăn trán, nheo mày, tại cười có duyên, tại tỏ ra hào hiệp, cũng có lý như ta. Mà kỳ lạ : sao tốt tướng nhu ông Thiers, có thần đã đành, mà xấu tướng như ông Mirabeau, nhỏ như ông Nã phá Luân (Napoleon – hk) cũng có thần : nó là khí thiêng chăng ? Không rõ nó là cái gì và cũng không cái gì hẳn là nó. Mà nó thiếu thì cá nhân nhà hùng biện không quyến rũ, lời nói bị coi thường.

(hố khô tôi chẳng dám nêu ý kiến, chỉ bâng quơ một tí cho vui thế này : hay nó là tại cái « chí » , cái tâm lớn ẩn sâu trong mỗi con người, cộng với cái gọi là « sức hút ». Bạn hãy thử hay phán đoán một người là có thần hay sức hút hay không bằng cách : Bước vào một buổi dạ tiệc hay một cái gì đấy tại một không gian rộng và đông đúc người, bạn đi một mình với một trang phục và điệu bộ không có gì thuộc « trường phái ấn tượng », dù bạn không là gì, chả là ai cả, chẳng có gì gọi là nổi bậc, nhưng khi bạn hay một ai đó khác xuất hiện ở « ngưỡng cửa », mọi người đông đảo và ồn ào đều quay đầu hay liếc mắt nhìn, dù chỉ là trong vô thức của họ và một khoảnh khắc rất nhỏ. Nếu bạn có điều đó, bạn hẵn là « có thần » và « có sức hút »).



MỖI NGƯỜI MỘT VẺ


Mỗi lần dự một cuộc diễn thuyết, bạn thấy một cái hay. Mỗi diễn giả có độc đáo, nó là huy chương hó bắt chước của họ. Người thì nói chậm, nói rủ rỉ mà thiên hạ vảnh tai nghe như mê như say, người nói như thác đổ : ai nấy ngồi nghe như mất hồn. Mỗi người Trời cho một đặc ân riêng. Louis Rambaud khuyên mỗi diễn giả nên giữ bản sắc mình, mới có cai hay quyến rũ độc đáo. Ông nói : « Là lầm to mà cũng là không tưởng nếu tin rằng các nhà hùng biện đều phải tuyệt đối giống nhau, nói năng độc một kiểu ».


CÓ MẤY LOẠI HÙNG BIỆN CHÍNH


HÙNG BIỆN TÒA ÁN


Người ta đòi buộc ở hùng biện gia tòa án hai điều kiện chính yếu tối thiểu này :

Về tinh thần : Có đầu óc thông minh, trật tự, hợp lý, chính xác, vừa phân tích, vừa tổng hợp. Vốn học vững chắc, giàu kinh nghiệp việc đời, về tố tụng. Dĩ nhiên phải có ba tất lưỡi hoạt bát.

Về tâm đức : Lương tâm cương trực, bác ái mà công bình, bình tĩnh và tế nhị.


Diễn văn của quan tòa…

… Công tố viên trình bày kết luận trạng… Lời văn thường vừa đủ, sáng rõ, tỏ ra không thiên vị… Công tố viên đứng về mặt công ích, về mặt luật pháp nghĩa là phương diện công bằng. Công việc như vậy đòi hỏi hùng biện gia chẳng những nhiều nhân đức luân lý mà còn nhiều nhân đức xã hội. Đặc biệt là lương tâm lương thiện. Hùng biện gia phải quên mình, chỉ nghĩ đến ích, yêu chân lý, không nô lệ tính tự ái, không bị ai giựt dây…

Diễn văn của luật sư


Mà luật sư làm sao xứng đáng với danh nghĩa của mình

a) Điều kiện tinh thần : Phải có vốn học vững chắc về luật học, vốn kinh nghiệm uyên thâm về kiện tụng, điều đó đã đành, mà nhất là cần có bộ óc thông minh. Nhìn kỹ từng vấn đề mà cũng cũng biết nhình chung các vấn đề. Một trí nhớ bén nhọn… Sành sỏi tâm lý học để biết đâu là gian xảo, chân thành. Khéo phân tích các vấn đề coi cái nào cần trả lời, cái nào cho thông qua, cái nào nhấn mạnh hay lặp lại hoặc khêu gợi để quan tòa lưu ý, để đối phương làm bại lộ kẽ hở của họ…


Nói tắt, luật sư phải thuộc nằm lòng hầu hết hồ sơ. Trừ một hai cái mà muốn lúc cãi trưng ra, phải đánh số, đánh dấu rõ rệt lúc cần có thể dùng ngay…


b) Điều kiện tâm đức : Không tưởng tượng được luật sư mà không có tâm hồn đức hạnh…

(hố khô : mong một số bạn đừng « xem là thường » những lời trên của Giáo sư ; vì chúng ta đều biết, đó là cái « lý tưởng », cái chân, cái thiện, cái mỹ cần phải hướng đến ; còn cái « thực trạng » chủ yếu là « chạy », đánh vào « thủ tục » và « quan hệ » là cái mà cần phải « bài xích » và đấu tranh đến cùng để loại bỏ, còn việc đánh vào « thủ tục » thì khi tính « pháp chế », tính « pháp quyền » được tăng cường, các luật sư cũng chẳng còn nhiều cơ hội mà « đánh » nữa ; còn « đạo đức hàng đầu » là bảo vệ lợi ích cho thân chủ - thì suy xét cho cùng, chẳng có gì là mâu thuẫn với đạo đức, vì lợi ích được bảo vệ, là lợi ích hợp pháp, mà lợi ích hợp pháp là lợi ích không ai chứng minh được nó phi pháp, nếu luật sư chứng minh được những lợi ích là không phi pháp, thì đó là lợi ích hợp pháp – tính hợp pháp hay phi pháp về mặt pháp lý không hiển nhiên trùng hợp với tính hợp pháp hay phi pháp về thực tại khách quan, và thực tại khách quan là cái không thể diễn lại, nó chỉ diễn lại trong ý thức của con người mà thôi, mà không có điều gì bảo đảm ý thức luôn luôn phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan).


Dưới đây là đức tính căn bản của một biện hộ sư.

Liêm chính…

Cẩn ngôn…

Tận tâm…

Bình tĩnh…

Bài biện hộ


Luật sư phải giao chiến và phải thắng trận. Mặt trận tranh luận cũng gồm năm phần :

a) Khai đề,

b) Tường thuật,

c) Biện chứng,

d) Bài bác,

e) Kết luận.


Muốn bài bác phải kỹ lưỡng và chắn thắng lý nào mới đánh lý ấy. Kỵ nhất là lối đánh bại luận điệu đối nghịch bằng ngạo nghễ, hài hước.

HÙNG BIỆN CHÍNH TRỊ

“Hùng biện chính trị” là hùng biện không nhắm phụng sự một cá nhân mà nhắm phục vụ công ích. Nhà hùng biện được thúc đẩy bởi lòng ái quốc, hăng hái tranh biện vì những quyền lợi của quê hương và dân tộc hay vì vận mệnh của nhân loại…


Hội nghị công cộng


… phải là người có kiến thức rộng mà biết lựa điều thực tiễn thích hợp để trình bày, phải là người vừa trầm tĩnh vừa linh động, tiếng phát ra giàu âm lượng hưởng, điệu bộ tế nhị mà cường dũng…

Đặc tính của diễn văn chính trị trong hội nghị công cộng là: văn chớp nhoáng gói ý hiện tại.


Nhà hùng biệt biết vậy phải lo đập vào tim hơn là vào óc quần chúng…


Khi bị chất vấn nhiều hay bị bài bác, nhà hùng biện phải lanh trí giải quyết, điềm tĩnh ứng khẩu, không nóng nẫy đã kích đối phương mà khéo léo vượt qua các trở lực để thuyết phục họ.

Kỵ nhất cho diễn giả là gây ác cảm với chủ tọa hội nghị. Bao giờ cũng phải nha nhặn đối với bất cứ ai bài xích mình, kể cả đối với địch thủ khó tính nhất. Trước khi lên diễn đàn, đã chuẩn bị sẵn một số người đồng quan điểm với mình cho nằm rải rác trong đám quần chúng. Số “chim mồi” này nhờ những chất vấn hay tán đồng tạo cho diễn giả bầu không khí thiện cảm, nó làm cho những địch thủ của diễn giả bầu không khí thiện cảm, nó làm cho những địch thủ của diễn giả dễ quy thuận chân lý

… Nghe một số nào vỗ tay ủng hộ, đừng quá lạc quan. Bị cật vấn chua chát bởi một vài người nào đó, cũng đừng vội bi quan rồi lớn tiếng trả đũa… Hãy chuẩn bị đưa ra từ yếu tới mạnh dần dần. Tránh lối quả quyết tuyệt đối hay đề cập ôm đồm nhiều vấn đề. Hãy chia các vấn đề khó khăn ra, giải quyết từng cái một và bằng giọng thận trọng.

Nếu trong khi bạn nói có kẻ huýt gió, la ó lớn tiếng chận lời bạn vì muốn phá rối, bạn cứ tiếp tục. Hết sức bình tĩnh trình bày điều cần nói, tỏ ra không quan tâm gì về các trở lực ấy. Bị đối phươn bài bác không phải không có lợi. Khối thính giả nghe hai bên đấu khẩu tự nhiên chú ý nghe. Thế là đất dụng võ được dọn sẵn cho nhà hùng biện có chân tài…

Mít tinh


Mít tinh diễn ra gần đồi nổng, gần sông nước đầy được lợi về âm hưởng. Cũng đừng quên diễn đàn ở ngược gió dù máy phóng thanh toàn hảo đến đâu, nhà hùng biện cũng khó thành công. Nội dung bài đừng lòng vòng, quần chúng khó nắm trọng tâm vấn đề. Hãy nói ngay những điều chính yếu. Điệu bộ để diễn ý, diễn tình không nên quá lố, mà ít quá thì khó lôi cuốn. Cũng coi chừng thính giả đoàn lũ đứng dưới ánh nắng mà nói dài quá, nói chi tiết, trừu tượng thường dễ thất bại.

Hội nghị chính trị


Những điều kiện tối thiểu là: Tư cách đáng phục, đời sống lương thiện, giàu tâm huyết với đất nước, óc phán đoán vững chắc, chừng mực, kiến thức quảng bác về việc đời, về các vấn đề xã hội, về luật tự nhiên, luật tôn giáp, hiến pháp và quốc tế công pháp, về bang giao quốc tế, lịch trình tiến triển của nước nhà, của dân tộc. Dĩ nhiên là phải hùng biện. Không phải khách sáo lo “làm những diễn văn” mà tận tâm với những vấn đề trọng hệ của đất nước. Lòng thành là động cơ thúc đẩy diễn giả nói hùng hồn.

HÙNG BIỆN QUÂN SỰ


Đặc tính của diễn văn hùng biện (quân sự - hk) là: tránh quá đẽo gọt đến thành cầu kỳ. Đừng n1i con gà con kê. Hãy nói trực tiếp, linh động, cường dũng. Montluc bảo nhà hùng biện quân sự phải nhói như “Gắn cánh ở gót, đặt tim nơi bụng”. Sau chiến thắng, đừng tiếc lời ca tụng can đảm của chiến sĩ, tài chỉ huy của tướng tá. Sau chiến bại, đừng có giọng bi quan khiến sĩ tốt nản lòng. Bài diễn văn quân sự nào cũng phải được nung nấu bởi lòng ái quốc nồng nhiệt. Có nhiều nhà quân sự đại tài đầy công cán, không nói nhiều: một cái nhìn, vài tiếng quan trọng của họ đủ đưa binh sĩ ra trận tiền.

HÙNG BIỆN HÀN LÂM VÀ VĂN CHƯƠNG

Người ta gọi “hùng biện văn chương” là hùng biện của diễn giả không thuộc về Hàn lâm viện. Còn hùng biện Hàn lâm là hùng biện văn chương của một Hàn lâm sĩ… (hk - cả hai) có trọng tâm là làm hài lòng. Nó tạo cho diễn giả và thính giả bầu không khí gây khoái thích trong tâm hồn vì đó mỗi diễn văn hàn lâm và văn chương cần phải có hình thức hoa mỹ và trình bày bằng khăn khí lôi cuốn.


Đại loại người ta chia hùng biện văn chương và Hàn lâm ra những thứ sau đây:

+ Diễn văn ca tụng… cũng gọi là diễn văn nghinh tiếp.

+ Diễn văn của Hàn lâm Viện trưởng – dùng để ca tụng ông cựu hay ông tân.

+ Diễn văn ca tụng vĩ nhân.

+ Diễn văn luận án. Là bản báo trình về khoa học, văn học, nghệ thuật…


HÙNG BIỆN ĐẠI HỌC


Mấy tiếng “hùng biện đại học” xin bạn đừng hiểu hùng biện theo nghĩa thông thường là gây cảm động, là lôi cuốn. Đừng quên giáo sư nhắm mục đích tối hậu là mô phạm. Vẫn biết giáo huấn phải hào hứng mới đắc lực, nhưng hùng biện đại hộc không giống hùng biện chính trị và tòa án. Nó chừng mực hơn, ít cuồng nhiệt hơn, điệu bộ ít vùng vẫy hơn. Nhà hùng biện đại học phải có vốn văn hóa rộng, giọng nói nhiều âm hưởng, phát âm rõ ràng. Lời văn không cần quá điêu luyện mà cần diễn ý, các quy nạp hay loại suy. Khi giảng dạy giáo sư trình bày khúc triết theo cách phân tích, xong rồi phải toát yếu theo cách tổng hợp.


HÙNG BIỆN TRUYỀN GIÁO


HÙNG BIỆN VÀ NÓI CHUYỆN

“Nghệ thuật cao nhất của nói chuyện là biết hở môi và biết im lời” - Waterstone


Rồi phải nói vừa đủ, nói không tỏ ra kiêu căng mà đừng quá nhún nhường…


Tôi chưa nói làm lớn ra lệnh ăn nói sao cho đừng tỏ ra bạc nhược mà không hách dịch, sâu sắc mà không mọt mại, dễ dàng mà không bừa bãi đến đỗi bị thuộc hạ qua mặt. Làm nhỏ hầu chuyện thượng cấp, ôi khó khăn. Không nói về mình thì thượng cấp làm sao biết khả năng của mình, thì dễ bị bảo là tự khoe. Nói sao cho được lòng thượng cấp mà đừng nịnh mà không kiêu hãnh. Thành thực với mình đi, bạn sẽ thấy nói chuyện duyên dáng, hấp dẫn kể ra không dễ.

NGHE ĐÃ RỒI HÃY NÓI


Biết con người thèm nói như vậy, nếu muốn đẹp lòng họ, trước tiên bạn hãy nghe họ đã… Nhờ lặng thinh nghe, bạn làm cho kẻ đối diện với bạn là người trầm tĩnh, suy tư, có thể ăn nói chính chắn. Người nói cũng thích bạn vì thấy bạn nghe họ, nghĩa là tỏ ra kính trọng họ, cho họ là có giá trị. Cho người ta quan trọng mà người ta không thích sao được…


NÓI THÌ NÓI ÍT

Sau khi nghe mà bạn thấy người cần nói, lúc cần nói thì bạn có thể nói. Mà nói ít. Lời này của Pythagore, hình thức cũ quá mà nội dung lúc nào cũng mới: “Nói là gieo, nghe là gặt”. Nói ít để nghe nhiều, nghĩa là làm cho mình ngày một khôn lớn. Nói ít cũng không có nghĩa là vì đần độn nên không biết gì để nói. Nói ít không có nghĩa ngồi bí xị, lầm lì, tỏ vẻ quạu quọ làm người nói ngượng. Nói ít là suy nghĩ cẩn thận, nói toàn những chuyện cần thiết, nói vừa đủ…


NGAY KHI NÓI CŨNG ĐỪNG … VÀ CŨNG … PHẢI…

Những nguyên tắc tiêu cực:

1) Đừng có “bổn cũ soạn lại”:…

2) Đừng làm người ta ngượng:…

3) Đừng có giọng sư tàn:…

4) Đừng cho mình là “Bách khoa từ điển”:…

5) Đừng cướp lời:…

6) Đừng kiểu cách…

7) Đừng tự quảng cáo…

8) Đừng chỉ trích…

9) Đừng nói hành…

10) Đừng nói nghịch…

11) Đừng nhạo báng:…

12) Đừng vụng về…

13) Đừng thày lay…

14) Đừng ngốc bậy…

15) Đừng mớ ớ…

16) Đừng đổi tánh luôn…

17) Đừng làm thầy đời “không cơm”:…

18) Đừng thả vịt…

19) Đừng xạo…

20) Đừng ham cải lộn…

21) Đừng hấp tấp…

22) Đừng háo danh…

23) Đừng có “giọng sách vở”…

24) Đừng nói sai tiếng mẹ đẻ…

(hố khô: Nhiều quá! Làm sao nhớ cho hết đây? Mình chỉ nhớ được 4 điều mình tự gom lại: chân thành, cầu thị, lễ độ và đắc nhân tâm; còn những cái khác chưa thể gom mà gọi tên được).

Nguyên tắc tích cực:

1) Phải tế nhị… Biết được thâm ý người, mới dễ thuyết phục người.

2) Phải vui vẻ…

3) Phải cao thượng…

4) Phải biết khen…

5) Phải cẩn ngôn…

CHUYỆN XÃ GIAO

Cái hùng biện của xã giao không như thứ hùng biện của diễn thuyết. Khi xã giao bạn đâu phải biện hộ hay truyền giáo mà bình lẽ này bỏ lẻ kia để thuyết phục…


Tránh tranh luận về chính trị, tôn giáo khi xã giao. Hai thứ vấn đề ấy dễ xô người ta vào vòng chiến lắm. Trong xã giao nên nói những câu chuyện nhẹ, câu chuyện làm đẹp lòng.

CHUYỆN THẢO LUẬN

… Thảo luận nhằm mục đích làm sáng tỏ chân lý, chớ không phải để ăn thua. Tránh mọi lối nói chạm tự ái, lời lẽ mỉa mai, bộ mặt hống hách… Gớm tởm những lối ngụy biện, cãi ngang, cãi vì thành kiến, cãi vì chạm tự ái, cãi thô lỗ.





CHUẨN BỊ XA CHO THUẬT        HÙNG BIỆN

“Chuẩn bị xa phải khởi sự sớm và phải theo đuổi lâu dài” – Louis Rambaud.

CHUẨN BỊ XA CHO HÙNG BIỆN LÀ GÌ?

Yếu tố thiền tài tối cần cho hùng biện, nhưng nếu muốn đi đến chỗ vững chắc, hùng biện cần sự chuẩn bị hơn… Có nghĩa là huấn luyện từ trước để lúc lên diễn đàn tài nghệ đã bén nhọn chứ không đợi nước tới trôn rồi mới chạy nước rút.

CHUÂN BỊ TINH THẦN

Rèn các trí năng


Nói trí năng hiểu là: trí hiểu, trí phán đoán, trí nhớ, trí tưởng tượng.

1) Trí hiểu: Trí hiểu là cơ năng để có những ý tưởng. Vậy cần có trí hiểu chính xác, rõ rệt… Một trí hiểu minh mẫn là một trí năng không bị những ảo tưởng làm cho nhận lầm những thực tế khách quan… Về một vấn đề nào đó phải biết nguồn gốc, lịch trình, tiến triển, các phương tiện, các nguyên nhân, kết quả.

2) Trí phán đoán: … Mà cho đặng thuyết phục phải biện luận chặt chẽ, và không làm sao biện luận chặc chẽ, nếu không phán đoán chắc chắn… (hk – để tăng trí phán đoán) - phải “học nghệ thuật có liên quan trực tiếp tới hùng biện là biện chứng”… Mà trực tiếp và cần thiết nhất là học triết lý, nhất là phần lý luận học. Theo Ciceron, biện thuyết gia mà không học triết lý chẳng những không làm sao lý luận lại còn không thể bàn về thiện ác, về nhân đức, tật xấu, về bổn phận, sướng khổ, về những dao động của tâm hồn hay những ảo tưởng của tinh thần.

3) Trí nhớ.


Vậy ký ức nghèo kém quá, thì lấy đâu ra để thuyết. Có nhiều phương thế để đào luyện trí nhớ, song đây là những phương thế chính yếu:

a/ Khéo đặt những câu hỏi;

b/ Lặp đi lặp lại;

c/ Liên tưởng;

d/ Dùng hình ảnh thế số;

e/ Tập trung tinh thần;

d/ Đọc lớn tiếng;

f/ Chịu khó học thuộc lòng;

h/ Tránh bớt những phá hoại trí nhớ, như thức khuya quá, uống rượu mạnh, hút thuốc nhiều…


4) Trí tưởng tượng. … Một hùng biện gia càng giàu trí tưởng tượng càng dễ làm cho thính giả cảm động… Vì khi biện thuyết, nhà hùng biện dẫn thính giả vào thế giới hình ảnh là những yếu tố làm cho cảm năng rung động dễ hơn là những ý tưởng khô khan…


Nhà hùng biện cố gắng luyện cho trí tưởng tượng phong phú trong ba hình thức:

a) Tưởng tượng tái diễn: Là làm sống lại dĩ vãng như tạo lại hình ảnh một phong cảnh ta đã ngoạn mục.

b) Tưởng tượng phiên dịch. Là tại hình thù cụ thể cho những ý tưởng trừu tượng, những tâm tình rất tế nhị…

c) Tưởng tượng sáng tạo…vẽ lại cách sống động phong phú những sự kiện dĩ vãng hay cụ thể hóa bằng hình ảnh những tâm tình, ý tưởng tế nhị mà một tâm hồn thường khó phô diễn được…

CHUẨN BỊ KIẾN THỨC


Mà cho đặng thu thập những kiến thức về các khoa học từ thuần túy đến thực nghiệm, phải có nghệ thuật đọc sách. Dưới đây là những nguyên tắc trụ cột của đọc sách:

1. Ý thức đọc sách tối cần (có nhiều sách đọc uổng thời giờ, đọc bị đầu độc).

2. Đừng đọc nhiều quá mà không tiêu hóa.

3. Đừng đọc mau quá mà cũng đừng đọc ít quá.

4. Đọc với chú ý, với trí hiểu, với óc phẩm bình, với phương pháp, với ngụ ý học.

5. Đọc và lấy nốt. Toát yếu. Chép dàn bài. Ghi tư tưởng hay sưu tập danh ngôn.


Phải biết lưu tâm trước những lời nói hay những sự kiện trong cuộc đời muôn mặt. Có nhiều việc ẩn tàng có thể dạy khôn ta: ta khéo đoán chúng, khai thác chúng. Điều gì nghe, thấy, đọc, … phải suy nghĩ nhiều… Tạo tâm trạng khách quan để dễ thu nhận các loại kiến thức…

(hk tổng hợp và rút: học và đúc rút kinh nghiệm ngoài/ở đời ngay từ sự chiêm nghiệm kinh nghiệm qua các sách đã đọc. Chỉ dựa vào “trải đời” để đúc rút kinh nghiệm, coi thường kinh nghiệm sách vở, thì có khi đến lúc có được đủ tương đối kinh nghiệm thì chẳng còn cơ hội hay mấy ngày cuộc đời để thực hiện nữa).

Khéo giao thiệp với mọi tầng lớp xã hội: đừng chỉ giao du với kẻ cùng thị hiếu hay ưa thích một vài thứ thời thượng với mình.

Nhà hùng biện thức thời không phán đoán các việc đời theo khuôn khổ tư tưởng bất di dịch: phải theo dõi các biến thiên của chúng, để rút ra những kinh nghiệm luôn có lợi cho nghề nghiệp của mình.

HUẤN LUYỆN CẢM NĂNG

Lời nói hùng biện, theo Bryan là “tư tưởng hơ lửa”. Tư tưởng nung lửa hiểu là các ý tưởng, các tâm tình được mặc ngoài bằng lớp áo mà người ta gọi là văn sắc và văn khí. Văn sắc có nhờ những hình đẹp, những kiểu nói gợi cảm. Văn khí có do nhiệt tâm, do lửa thiêng của diễn giả đối với một lý tưởng nào đó… theo Fenelon “đam mê là linh hồn của lời nói”…

Decout khuyên, cho đặng gợi các cảm giác, tâm tình phải:

a) Chân thành: có tự cảm rồi mới cảm kẻ khác dễ ;

b) Thay đổi tùy: 1) tánh khí, 2) đối tượng, 3) chức nghiệp của diễn giả;

c) Khích động;

d) Được tiếp ứng luôn.

HUẤN LUYỆN PHÁT ÂM

Âm thanh

Âm thanh tốt là âm thanh ấm, cao và bén.

1) Âm thanh ấm. Người mà phổi càng mạnh, hơi thở ra và phong phú, càng có âm thanh ấm. (hk – luyện tập thể dục, và tập thở bằng “hoành cách mạc” như trong phần một đã trình bày).


2) Âm thanh cao. Độ cao của âm thanh cũng tùy sức rung của nó. Người ta điều khiển giọng nói tứ thấp lên cao lần lần. Nên tập đọc dấu nhạc theo âm giai: đo, rê, mi, fa, sol, la, si, đô. Đừng nói giọng óc hay giọng óc hay giọng lên chót vót: âm thanh cao mà ré. Hãy thủ hơi cho phong phú rồi đưa giọng lên lần lần. Khi thuyết trình mới bắt đầu cũng như khi cao hứng đừng dùng âm thanh cao quá. Hãy biết kiệm độ cao của âm thanh.

3) Âm sắc. Âm sắc là đặc tính phân biệt các giọng nói… Người ta có thể nghe âm sắc của một người mà biết qua về tâm tính người ấy… Người hơi kém âm sắc có thể luyện âm bằng lối thở dài hơi, bằng đánh lưỡi rõ và nói chậm.

Âm hưởng

Âm thanh của diễn giả dù xuất sắc đến đâu nếu âm hưởng trong phòng thất bại, thì diễn văn cũng khó thành công.


Âm hưởng bạn nên hiểu ở đây là tiếng dội trong phòng của âm thanh…


Nếu sắp trình độ tốt của vật liệu người ta kể: Tất tốt là gạch, tốt là đá, khá tốt là cây, ít tốt là xi măng, xấu là cẩm thạch, tệ là sắt và chai… Nếu dụng cụ phóng thanh kém mà phóng lớn quá, trần nhà cao quá thì bất lới cho âm hưởng. Còn bình diện mà bằng phẳng thì rất tốt cho âm hưởng vì âm thanh sẽ dội đi bốn phía. Nói mà ở cách trước 17 thước có một tấm vách ngăn cất bằng vật liệu hợp với âm hưởng thì rất tốt. Nếu xa hơn 17 thước phái nói chậm kẻo dội dại cả phòng khó nghe. Khí trời cũng ảnh hưởng âm hưởng không thường đâu. Nói lúc trời nóng hay lạnh quá âm thanh giảm cường độ…


Dĩ nhiên phòng mở tung các cửa ra nói khó nghe hơn phòng đóng bớt cửa mà đừng đóng kín quá nhé.

LỜI NÓI

Đánh giọng;

Uống giọng;

Âm điệu.


BỒI DƯỠNG SỨC KHỎE


Cần dinh dưỡng cẩn thận: ăn uống đầy đủ, mà nhớ dùng đổ bổ hơn là ăn lấy ngon rồi nuốt toàn những đồ độc. Đừng làm việc đến mệt đừ. Nghỉ xen xen vào giờ làm việc để làm việc bền bỉ. Mỗi đêm ngủ tối thiểu là 7 giờ. Tránh thức khuya thái quá. Kiêng cữ rượu mạnh, những ẩm phẩm sinh nhiệt. Dùng thuốc là vừa phải. Tuyệt đối kỵ á phiện. Ớt, tiêu, gừng dùng điều độ. Lưu ý nhất là tập thở hàng ngày: thở dài hơi, ễnh ngực tới, hít vào đầy, thật đầy phổi rồi thở ra từ từ bằng miệng. Gìn giữ, bồi dưỡng cách riêng những cơ quan phát thanh như cửa hỏng, thanh quản, màng ổ gà, răng và môi.

TRAU DỒI TÂM HỒN

Hùng biện không phải chỉ cần văn chất (là chân lý), văn sắc, văn khí (là lớp áo hoa mỹ và lửa thiêng) mà còn vần văn phong (là tư cách của người nói)…


Biết một diễn giả nào có đời tư bê bối, gân nhiều tác phong bất đáng thính giả nghe như nước đổ là môn. Bản tính con người tự nhiên hướng về sự kính phục tâm hồn đại đức và tư cách tao nhã. Nếu ai có điều kiện nầy, lời họ nói tự nhiên gây chú ý. Nhà hùng biện muốn lời nói của mình có thế lực tự nhiên chinh phục được tâm hồn thình giả hãy rèn luyện tư cách. Có thánh thiện thật từ trog tâm hồn thì mới thánh hóa được kẻ khác.

VỐN CHUYÊN MÔN VÀ VỐN PHỔ THÔNG


NUỐI MÌNH BẰNG NHỮNG HÙNG BIỆN GIA ĐẠI TÀI


TẬP VIẾT LÀ TẬP NÓI ĐẤY!


Nếu không theo phương pháp trên thì bạn có thể tự ra đầu đề cho mình rồi soạn diễn văn trên giấy. Đại khái bạn làm các việc nhu nầy :

-         Chọn một đề mà bạn thích và am hiểu nhất ;

-         Lập một dàn bài đại cương và tỉ mỉ ;

-         Đặt rõ ý mẹ rồi tìm các ý con ;

-         Tra cứu đến nơi điều gì mình mập mờ ;

-         Gạt bỏ các ý thừa ; Sắp các ý còn lại thành hệ thống ;

-         Các luận chứng phải thống nhất dể biện hộ chủ ý ;

-         Phô diễn các ý bằng lời chính xác, hoa mỹ, hàm xúc ;

-         Văn hùng biện phải độc đáo về văn khí và văn điệu.


THU THẬP TÀI LIỆU


Để giúp trí nhớ, ngườ ta lấy nốt ghi vào các thẻ gọi là thẻ tài liệu… dùng chép những ý tưởng thâm thúy, những lời văn diễm lệ và thẻ thư tịch… để ghi những điều cần nhớ về một quyển sách như : tên tác giả, tên xuất bản, tên nhà xuất bản, kỳ xuất bản,(hk - nội dung chính, những ý hay - trang, những cảm tưởng của ta, những phê bình…)


TẬP NÓI TRƯỚC CÔNG CHÚNG TỪ TRƯỚC


Trong câu chuyện hàng ngày tránh lối nói cẩu thả. Mỗi lần có dịp nói trước năm bảy người không nói nhiều mà nói hay. Tóm lại, trong nghề hùng biện lời khuyên này chí lý : « Có công mài sắt có ngày nên kim ».

VÌ ĐÂU NÓI THẤT BẠI

« Thất bại mà không biết lợi dụng sẽ là mẹ của cái gì… chớ không phải mẹ của thành công » - Waterstone.


(Trước hết : Vì sự chủ quan, tự cảm thấy hài lòng, thỏa mãn; không biết hay không thừa nhận thất bại – hk tổng hợp)


VÀI NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI

Quảng cáo kém.


Vụng về trong việc chọn thời gian, nơi chốn thuyết trình.


Diễn văn … dài quá.


Nói hay mà hách dịch.


(hk tổng hợp – hống hách, « bộ gió » ngang tàng, xấc xược, lên mặt ; văn ngoài thì khiêm tốn mà văn trong là khoe tài ; điệu bộ thái quá thành lố bịch ; ăn mặc bê bối quá…)

Vuốt mũi và 171 tiếng « đó »


… nhà hùng biện có thể thất bại vì những cử chỉ hay lời nói cứ tái diễn mãi vì thói quen tật xấu mà không dè. Thính giả có kẻ không lo nghe diễn giả nói gì mà chực chò ci hay nghe diễn giả làm lại những cử chỉ hoặc nói lại những tiếng vô ý thức và kỷ dị…

Ứng khẩu non và đọc như đọc sách


Đạo văn


Quá ỷ quyền cao tước cả


CHUẨN BỊ GẦN CHO HÙNG BIỆN

(hk tổng hợp – bạn có thể gặp phải đầu đề được chỉ định hay gặp đầu đề bạn có khả năng và ham thích nhất. Tuy nhiên, thường thường hoàn cảnh quy định vấn đề cho nhà hùng biện).

SUY XÉT VẤN ĐỀ

Đã định đề tài nào rồi hãy dốc hết tâm lực vào sự suy xét đó. Suy xét kỹ, lâu, toàn diện. Bạn tự hỏi bằng những câu hỏi sau đây : Ai sẽ nghe tôi ? Thành phần thính giả của tôi là thành phần nào ? Trí thức hay bình dân ? Trí thức có kinh nghiệm hay trí thức chỉ có vốn học nhà trường ? Bình dân gồm giới nào ? Nông dân hay thợ thuyền ? Tôi sẽ nói cho học sinh, sinh viên hay các nhà tu ? Đa số thính gia của tôi thuộc tôn giá nào ? Thính giá mong gì ở tôi qua đề tài tôi sắp bàn ? Tôi cần khải triển kỹ khía cạnh nào của vấn đề ? Trong diễn văn, tôi nhấn mạnh mấy điểm…

« TẤT CẢ DIỄN VĂN LÀ MỘT » - Fenelon.


Khi bạn đặt chủ đề rõ rệt rồi thì bạn hãy tập trung các ý tưởng lại thành mặt trận chinh phục thính giả. Các ý con phải được tật tự hóa để yểm trợ cho ý mẹ. Các ý mẹ được thống nhất hóa trong một hệ thống để biện minh chủ đề.

Nhà hùng biện đừng tham lam, đang bàn đề này lo xét đề khác hay phải cái tật bị chi tiết dẫn dắt, lạc vào khía cạnh đề mà đánh rơi chủ đề. Muốn để giữ tính cách nhất trì của vấn đề, phải làm một dàn bài cẩn thận.

THẾ NÀO LÀ MỘT DÀN BÀI CẨN THẬN ?

Dù lỗi lạc đến đâu trong nghề nói, người ta cũng phải có một dàn bài trước khi nói. Dàn bài được viết ra hoặc cưu mang trong trí mà nhất định phải có…

…Có nhiều cách làm bài mà đại khái cái nào cũng phải dựa vào những nguyên tắc chính yếu này :

1) Vấn đề nhất trí và các phần chia dồn về sự biện minh vấn đề.

2) Các ý mẹ gồm nhiều ý con mà liên lạc nhau tự nhiên bằng những mỗi dây nguyên nhân, kết quả.

3) Các phần chia trong dàn bài tùy điểm quan trọng mà dài ngắn. Nhưng bao giờ cũng phải cân đối. Đừng cao hứng khiến đoạn đầu voi đoạn đuôi chuột.

4) Coi chừng lặp lại vô ích.

5) Ý hay, chuyện lạ, lời đẹp đến đâu mà không ăn thua đến vấn đề phải dám… hy sinh.

6) Đại khái một dàn bài có ba phần : Nhập đề, thân đề, kết đề.

a) Nhập đề : Nên gồm ba phần mở đề, đặt đề, chuyển đề.

b) Thân đề : gồm các phần định nghĩa, giải thích, phân loại, trình bày ý kiến kẻ khác, dẫn chứng để bài bác, để đề cao lập trường, chuyển đoạn khéo.

c) Kết đề : Tóm tắt, mở rộng vấn đề và gợi hành động. Quả quyết chiết trung.

CÁC NGUYÊN TẮC CỦA NHẬP ĐỀ, THÂN ĐỀ, KẾT ĐỀ

Có hai lối nhập đề :

1) Trực khởi. Theo lối trực khởi ta : a) Định nghĩa ; b) Giải thích.

2) Lung khởi. Theo lối này ta nhập đề bằng cách suy diễn quy nạp, tương đồng, tương phản, tỉ dụ, định nghĩa. Các ý dùng để nhập đề phải lồng khuông trong ba phần đã xét ở trên là : mở đề, đặt đề và chuyển đề.

Nguyên tác căn bản của Thân đề

Cho đặng thân đề đứng vững thường phải :

1/ Lý luận. Là dùng các phương pháp suy luận như :

- Tam đoạn luận.

- Lưỡng đoạn luận.

- Liên châu luận.

- Suy diễn.

- Quy nạp.

- Loại suy.

2/ Biện luận. Cho đặng các ý kiến một cách mạch lạc và thống thống nhất để chinh phục người nghe hay người đọc phải biện luận bằng những cách :

- Suy rộng gọi là dòng đồng tâm.

- Biện lý gọi là Lập phá thành. Phá lập thành. Có khi dùng cả hai cách này gọi là lối biện lý song hành.

3/ Tỉ dụ. Dùng các tỉ dụ rút trong :

- Lịch sử.

- Văn chương cổ kim.

- Kinh nghiệm.

- Chuyện tích xưa.

4/ Lý chứng danh ngôn… Có hai lối trưng dẫn danh ngôn : Trưng dẫn mặc nhiên là không chỉ rõ xuất xứ câu văn được trích còn trưng dẫn minh nhiên là chỏ rõ xuất xứ.

 Nguyên tắc căn bản của kết đề.

Phần kết không kém quan trọng cho diền từ vì nó kết thúc các lý chứng đã được trình bày để nhấn mạnh cho người nghe hay người đọc chấp nhận. Kết đề đòi buộc ngoài ra toát yếu sự mở rộng vấn đề dựa vào những nguyên tắc chiết trung, tương đồng, tương phản, và ứng dụng.

COI CHỪNG LẠC ĐỀ

… Để khỏi lạc đề phải coi đầu đề đòi buộc cái gì ?

Trong giải thích : phải thích nghĩa (nghĩa tầm nguyên, nghĩa hiện đại, nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa chữ, câu, đoạn và đại ý)… Nếu phải chứng minh hay bình luận ơ phần dưới bài chuyển đoạn cho khéo.

Trong chứng minh : Trước khi chứng minh phải giải thích. Chứng minh là biện chứng xét song phương (vật chất, tinh thần), xét đa phương (cá nhân, gia đình, quốc gia, quốc tế, thượng đế).

Trong bình giảng : giải thích, chứng minh, bình luận.

TÌM Ý


… hễ có ý nào thì bạn hãy ghi hết vào một tờ giấy lớn (hk - đi đâu, làm gì cũng phải kè theo tờ giấy và cây bút trong túi, ngay cã khi ngủ, không tức thời thì thường sẽ quên hoặc thiếu ngay, mà thường toàn là quên hay thiếu những ý hay, ý lạ, ý sâu).

Lúc ý ra mênh mang, ta đừng để bị xa lạc vấn đề. Những nhà hùng biện trẻ, còn non kinh nghiệm về biện luận hay mắc tật lạc đề ấy. Học tiếc nhiều ý phụ quá nên luận chứng của họ dài lòng thòng, yếu đuối. Vả lại ngạn ngữ Pháp nói : « Ai ôm nhiều quá, siết không chặt »…

Thay vì chết chìm trong một thư viện, bạn lựa một số sách nào thực hay để giúp bạn tìm ý. Đọc mục lục các sách ấy, lưu ý những đề mục chính của nó rồi lựa cái nào dính líu với đầu đề của mình. Louis Rambaud căn dặn : « Phải tự giới hạn trong cái cần thiết, ít ra trong cái hữu ích ». Mà cho đặng vậy trước bạn phải suy nghĩ chín muồi vấn đề để thấy đường hướng chung và căn bản của nó. Biết mình sẽ đi đến đâu mới khỏi bị các ý phụ làm rối trí và dắt đi lạc đề.

THAY CÁC Ý CON

Nhìn chung quanh các ý mẹ là sử dụng óc tổng hợp. Muốn đi sâu vào từng ý mẹ phải dùng óc phân tích để các ý con nảy ra, mà cho đặng các ý con nẩy ra thì phải nhìn vấn đề theo nhiều phương diện. Bạn hãy hỏi theo Quintilien : Ai ? Cái gì ? Tại đâu ? Cách nào ? Khi nào ? Ra sao ? Làm sao ?...

Ý DO SUY NGHĨ MÀ CŨNG DO TIỀM THỨC

(hk tổng hợp : hãy thư thái, làm những công việc khác, hay tản bộ, hay mọi thứ khác nhưng phải ray rứt về vấn đề trong mọi lúc khi ta « bí ý » ; rồi từ đó, ý sẽ tự nảy sinh. Cũng có thể đọc sách. Quan trọng là « thư giản » với « cái đầu suy tính » cùng một cây bút và tờ giấy bên mình).

LÀM SAO CHỌN LỌC Ý VÀ BỐ CỤC Ý

Phải chọn lọc.

Chỉ giữ những ý hay…

Ý sâu mà hình thức thực tế…

Ý xuất phát từ đầu óc tâm huyết…


Bố cục

Hệ thống các ý mẹ sau lưng chủ đề…

Hệ thống hóa các ý con sau lưng ý mẹ…


TÌM TÀI LIỆU VÀ ÓC SÁNG TÁC

Tìm tài liệu : Kinh nghiệm về nghề viết cũng như nghề nói co người ta biết rằng ít ai xây dựng được một bài có giá trị từ nội dung đến hình thức mà bất cần sưu tầm tài liệu của kẻ khác…

Óc sáng tạo : … Trước một đầu đề, ta tập trung tin thần nhình nó qua lăng kính phán đoán độc đáo của ta.

SOẠN TRÊN GIẤY HAY ỨNG KHẨU

(hk tổng hợp - Có những người không soạn trên giấy không được. Có những thiên tài hùng biện luôn soạn trên giấy. Có những người chỉ ứng khẩu. Vậy nên, tùy thuộc vào năng khiếu và sở trường riêng của mỗi người mà chọn cách cho phù hợp. Với những người chỉ giỏi ứng khẩu, có thể học thuộc lòng hết diễn văn viết, song rồi cố quên đi tất cả để khi nói họ tự phú mình cho họ linh hứng rồi xoay trở ứng khẩu ; nhưng cũng nên gạch những ý chính và các ý phụ để khỏi quên và lạc đề. Tốt nhất là vừa phải lo viết, nhưng vừa phải lo ứng khẩu. Nên tản bộ để suy nghĩ trong đầu một cách có hệ thống về tất cả các vấn đề sẽ nói, cùng với một dàn ý, chúng ta sẽ ứng khẩu tuyệt vời).

NGUYÊN TẮC VỀ NỘI DUNG CỦA DIỄN VĂN

« Đây là luật vàng rõ rệt : Bạn hãy đào sâu vấn đề được chừng nào hay chứng nấy » - Sindey F.Wicks.

(Hk tổng hợp - Một ý chính làm trung tâm điểm…


Xét vấn đề bằng cách chia nó ra…

Cân đối các phần được chia…

Các phần ăn khớp với nhau tự nhiên…

Khai triển chứ không giáo huấn…

Chứng cứ phải có trật tự khoa học…

Phải biết cách chuyển mạch…

Tạo trong ý thức những bình chứa luận chứng khi cụt hứng hay cạn ý diễn giải: định nghĩa ; liệt kê các phần ; loại và giống ; nhân và quả ; tiền đề và lạc hậu ; lý thuyết và thực hành ; lương thiện và hữu ích ; tương đồng, bất đồng, đối nghịch ; đối chiếu ; người : tên, biệt hiệu, phái, tuổi… ; hoàn cảnh : sự kiện, nơi chốn, thời gian, thể cách ; luật pháp ; văn kiện ; tuyện thệ ; danh tiếng ; tiếng đồn ; bằng chứng : nhân đức, giáo huấn, uy quyền ; phong tục.

Vận dụng các phương pháp lý luận trong triết học vào hùng biện.

Luôn nhớ rằng hùng biện và vì chân, thiện, mỹ).

NGUYÊN TẮC VỀ HÌNH THỨC CỦA DIỄN VĂN

« Đừng lo làm câu : Người ta lo làm câu khi không có ý tưởng » - J.Brum- R.

« Văn thể là cây binh quyền vàng : Đế quyền của thế gian thuộc về nó » - Sainte Beuve.

VĂN THỂ HÙNG BIỆN

Moliere nói : « Luật lớn nhất trong các luật la làm đẹp lòng ».


Dưới đây là một vài điều kiện để có văn thể hùng biện :

1) Rõ rệt…Ý rõ thì lời mới rõ… Nói ngay điều muốn nói… Chỉ nói điều phải nói thôi… Dùng thí dụ để diễn ý… Tránh những điể tích hay danh từ ít thông dụng… Dùng nhiều chừng cho ý rõ… Tránh bớt những trờn cú… Tránh lối nói hiểu sao cũng được… Lặp lại khéo léo… Dùng hình ảnh giúp rõ ý… Dùng điện bộ diễn ý… Đối chiếu làm cho ý rõ hơn… Tránh cầu kỳ…

2) Độc đáo…

3) Tiết kiệm…

4) Linh hoạt…

5) Thay đổi…

6) Thuần khiết…

7) Gây cảm động…

8) Lựa lối văn hợp vấn đề…

9) Hồn nhiên…

10) Nhạc điệu thích ứng

MỸ TỪ HÙNG BIỆN

LUYỆN VĂN

a) Dụng ngữ phong phú

- Học từ điển…

- Đọc sách báo đứng đắn…

b) Thận trọng dùng tiếng. Tiếng chính xác. Tiếng không sáo. Tiếng rõ nghĩa. Tiếng thanh nhã.

c) Tập viết nhật ký, viết văn, dịch văn ngoại quốc…(hk – nỗ lực chọn lời khi thực hiện)…

d) Nội dung sâu, hình thức đẹp…

e) Luyện riêng cho mình cách hành văn riêng…

f) Khéo dùng những âm thanh…

g) Tập sự sửa diễn văn viết của mình…

h) Tiếp chuyện và nghe diễn thuyết…

PHẦN NHẬP ĐỀ CỦA DIỄN VĂN

Mở đầu quan hệ hơn phân nữa của toàn thể bài” – Aristorte.


(hk tổng hợp:

- Chỉ nhập đề bằng cách chọc cười khi bạn thật sực có cách đấy và vấn đề không liên quan trực tiếp đến tôn giáo, chính trị, quan điểm sống.

- Có thể nhập đề bằng cách đặt ra câu hỏi duyên dang mà tỏ ra thấu triệt tâm lý này của thính giả.

- Cũng có thể nhập đề bằng một câu chuyện.

- Bạn cũng có thể mở đầu bằng một thí dụ.

- Mở đầu bằng một danh ngôn.

- Nếu bạn khéo léo, và tùy trường hợp, bạn cũng có thể mở đầu bằng cách chọc tính hiếu kỳ của người nghe.

- Bạn cũng có thể nhập đề bằng điệu bộ đặc biệt.

- Mở đề bằng một đoạn sách báo)

PHẦN DIỄN ĐỀ

Diễn giả có ba điều phải biết: Điều sẽ nói, nói theo thứ tự nào, nói làm sao” – Ciceron.

(hk tổng hợp:

-         Giữa nhập đề và diễn đề phải có liên hệ mật thiết với nhau.

-         Phải có đủ ba điều kiện để phần diễn đề khi được chia thành các phân đoạn đảm bảo được mục đích và yêu cầu: Toàn bị (nghĩa là các phần phân phối bao trùm vấn đề); Phân biệt (đừng có giẫm chân lên nhau); Tự nhiên (phù hợp với mục đích, yêu cầu và bản chất của vấn đề).

-         Phải sưu tầm ý, sắp đặt ý và phô diễn ý.

-         Khi sắp đặt ý phải chú ý lựa chọn và sắp đặt: ý phức tạp và dễ hợp nhất; dựa theo dàn bài, sắp trật tự các luận chứng.

-         Trong phô diễn ý, dùng lối văn nói).

BÍ QUYẾT BIỆN LUẬN

(hk tổng hợp:

- Đừng ngụy biện. Tránh những hình thức ngụy biện sau đầy: nhận lầm nguyên nhân; lấy việc riêng làm luật chung; liệt kê thiếu sót; kết luận mà chưa rõ điều mình kết luận; vòng lẩn quẩn; lộn kết quả với nguyên nhân hay ngược lại. Lầm về từ ngữ.

- Biện luận mà đừng máy móc.

- Đừng dìm thính giả toàn trong trừu tượng).

THUẬT BÀI BÁC ĐỐI PHƯƠNG

(hk tổng hợp:

- Nắm vững chân lý.

- Biện luận đúng luật biện chứng.

- Bình tĩnh khi biện luận.

- Phê bình vô tư chớ đừng có óc chỉ trích.

- Lý luận chớ đừng lý sự.

- Biết nhận phần phải của đối phương.

- Tuyệt đối tránh những lối mỉa mai.

- Hệ thống hóa các luận chứng.

- Không nên lặp đi lặp lại những vấn đề không thật sự cần thiết phải lặp lại để nhấn mạnh).

PHẦN KẾT ĐỀ

“Chính đoạn kết của một diễn văn cũng có một vai trò rõ rệt. Nó bổ túc và bao gồm cuộc nói chuyện. Nó giữ thính giả chú ý một chút trên chung các điều mới vừa được nói” – Goerge Rowland Collins.

(hk tổng hợp:

- Những phương pháp kết đề: kết mở rộng; kết đả phá; kết ứng dụng; kết chiết trung; kết tương ứng.

- Những cách kết đề thất bại: kết mãi mà không kết; kết cộc lốc; kết lạc đề; kết mà tham quá.

- Những lối kết phổ thông: đặt câu hỏi; một câu chuyện hài hước; bài học luân lý; tỷ dụ duyên dáng; xô đẩy hành động; trích đoạn thơ hay; khen và gợi lý tưởng cho người ta theo; kết mà ý và lời dồn dập mạnh như thác đổ; toát yếu các ý mẹ).

TRÌNH BÀY DIỄN VĂN

(hk tổng hợp:

-         Đầu tiên nhất là phải thông cảm và thích nghi với thính giả. Muốn thông cảm và thích nghi với thích giả, phải: Tự ép con người mình cho ăn khớp với tâm tưởng, nếp sống kẻ khác; Có óc nhìn biện chứng về cuộc đời.

-         Phải thích nghi bằng hành động, bằng suy nghĩ, bằng lời văn, bằng nội dung, bằng điệu bộ, bằng giờ giấc, bằng nơi diễn thuyết…

- Muốn chinh phục tâm hồn thính giả thì phải hiểu tâm lý họ. Đó là tâm lý: ưa lẽ phải; đòi hướng thượng; ham cái đẹp; ích kỷ mà ham dòm ngó kẻ khác; ai cũng ưa tỏ ra mình thông minh; thích được đề cao; nhu thắng cương; vội tin và dễ nghi; mau quên; mang “tâm lý đám đông”. Đồng thời phải biết cả tâm lý của những tầng lớp, thành phần khác nhau trong xã hội, như tâm lý của: tri thức, nông dân, công nhân, người tu hành, quân nhân…

- Dẫn dụ bằng: lòng nhiệt huyết; đừng dùng những thanh la; nói dứt khoát; đừng chê trách thính giả; ấn tượng và sự đồng tình, ủng hộ lúc đầu hay bước đầu là tuyệt đối cần thiết và phải làm; đừng dùng câu bỏ lửng; đừng bào giờ “dạy”; có thể dùng danh nhân làm bình phong cho những nhận định, lập luận).

- Phải quán triệt: nói cho thính giả nghe, mà nghe để hành động.

- Muốn cho thính giả nghe rồi hành động, thì phải: đừng xây ảo mộng; cho thính giả thấy trước cái quả của hột giống (đánh vào cái ham sống, ham tiền, ham quyền chức, ham lý tưởng của thính giả); làm cho ý tưởng được ham muốn (bằng: hình ảnh, óc tưởng tượng, liệt vào sự kiện tấp nập, những con số dễ hiểu, đáng tin và dễ cảm nhận, dùng những sự kiện ly kỳ đề nhấn mạnh một ý, tăng giảm ý để gợi chú ý, chứng minh điều chưa biết bằng điều ai cũng biết; hùng biện gia phải có những đức tính: khiêm  tốn, thành thật, tế nhị, chừng mực, đứng đắn, nhẫn nại.



-         Đứng trên diễn đàn phải: đừng nói đụng chạm; bao giờ cũng cố gắng làm đẹp lòng; quên đi cái “tôi” của mình; giữ tư cách trước thính giả; không “giỡn trên diễn đàn”; hãy điềm tính, bác ái, bao dung, khôn khéo, tri thức, biết lắng nghe, biết thừa nhận, cầu thị khi bị đã kích.

Đừng quên từ giã thính giả!)





Trên đây là những vấn đề mà hố khô tôi lược trích hay tổng hợp về “Thuật hùng biện” của Giáo sư Hoàng Xuân Việt! Cảm ơn Giáo sư Hoàng Xuân Việt, cảm ơn Nhà xuất bản Thanh niên!

Kính cẩn nghiêng mình!

Hồ khô!